Công ty có chịu trách nhiệm khi nhân viên gây thiệt hại không?

Công ty có chịu trách nhiệm khi nhân viên gây thiệt hại không?

Công ty có thể phải bồi thường nếu nhân viên gây thiệt hại khi làm việc. Trừ trường hợp khi lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại hoặc trường hợp bất khả kháng.

Trên thực tế vẫn có không ít trường hợp tranh cãi khi nhân viên làm hỏng tài sản của người khác và người bị thiệt hại không biết phải đòi bồi thường từ ai. Việc xác định đúng chủ thể có trách nhiệm trong những tình huống này là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh tai nạn nghề nghiệp ngày càng phổ biến trong các lĩnh vực vận tải, xây dựng và dịch vụ.

Công ty có phải chịu trách nhiệm khi nhân viên gây thiệt hại cho người khác?

Công ty có phải chịu trách nhiệm khi nhân viên gây thiệt hại cho người khác?

Trả lời vắn tắt: , nếu hành vi gây thiệt hại xảy ra trong phạm vi công việc được giao.

Căn cứ theo quy định tại Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Bộ luật Dân sự 2015

Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Khi người lao động thực hiện công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ mà công ty giao, nếu có hành vi vô ý hoặc sai sót dẫn đến thiệt hại cho bên thứ ba, thì công ty với tư cách là bên sử dụng lao động sẽ là chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đây là nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong mối quan hệ giữa người lao động,người sử dụng lao động và người bị thiệt hại.

Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại. Đồng thời, quy định cũng phản ánh nguyên tắc quản lý trong doanh nghiệp: nếu người lao động gây thiệt hại trong khuôn khổ công việc, thì đơn vị sử dụng lao động phải đứng ra giải quyết hậu quả.

Tuy nhiên, nếu lỗi gây thiệt hại đến từ cá nhân người lao động chẳng hạn hành vi bất cẩn, thiếu tập trung, vi phạm quy trình thì sau khi bồi thường, công ty có quyền yêu cầu người lao động hoàn trả một phần hoặc toàn bộ tiền đã bồi thường.

Tình huống giả định

Anh Nguyễn Quốc Thịnh là tài xế của Công ty TNHH Minh Phát – chuyên vận chuyển hàng hóa nông sản ở quận Thủ Đức, TP.HCM. Trong quá trình lái xe giao hàng vào buổi sáng, anh Thịnh do bất cẩn đã tông vào sạp trái cây của bà Nguyễn Thị Bảy – tiểu thương tại chợ đầu mối Thủ Đức. Sự cố làm thiệt hại gần 40 triệu đồng tiền hàng.

Bà Bảy yêu cầu yêu cầu anh Thịnh bồi thường. Ban đầu, anh Thịnh cho rằng mình không cố ý và chỉ là tai nạn nghề nghiệp nên không đồng ý trả. Tuy nhiên, khi vụ việc được trình báo lên công an địa phương và UBND quận Thủ Đức, các cơ quan chức năng xác định anh Thịnh gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc được giao. Do đó, căn cứ Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015, Công ty Minh Phát – với tư cách là đơn vị sử dụng lao động – phải bồi thường cho bà Bảy.

Sau khi bồi thường đầy đủ cho bà Bảy, công ty tổ chức họp nội bộ. Xét thấy anh Thịnh vi phạm quy trình lái xe an toàn và thiếu tập trung, ban giám đốc quyết định trừ vào lương tháng sau của anh Hòa 10 triệu đồng để hoàn trả một phần chi phí bồi thường.

Tình huống trên chỉ là tình huống giả định, mang tính chất tham khảo.


Trường hợp nào công ty không phải chịu trách nhiệm khi nhân viên gây thiệt hại?

Trường hợp nào công ty không phải chịu trách nhiệm khi nhân viên gây thiệt hại?

Trả lời vắn tắt: Nếu thiệt hại không xảy ra trong phạm vi công việc được giao hoặc do sự kiện bất khả kháng, lỗi hoàn toàn của người bị thiệt hại thì công ty không phải bồi thường.

Trường hợp không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp động được pháp luật quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Bộ luật Dân sự 2015

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Không phải mọi hành vi gây thiệt hại của nhân viên đều làm phát sinh trách nhiệm của công ty. Nếu hành vi đó xảy ra ngoài phạm vi công việc được giao ví dụ trong thời gian nghỉ trưa, làm việc riêng, hay sử dụng tài sản công ty sai mục đích thì công ty sẽ không chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, nếu thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng (thiên tai, tai nạn không thể lường trước) hoặc do lỗi hoàn toàn của người bị thiệt hại, thì công ty và cả người lao động đều không phải bồi thường.

Tình huống giả định

Chị Vũ Phương Thảo là nhân viên hành chính của Công ty Cổ phần GreenFarm, trụ sở tại TP. Huế. Một buổi tối cuối tuần, chị Thảo mượn xe tải nhỏ của công ty với lý do đi mua vật tư văn phòng. Tuy nhiên, thực tế chị sử dụng xe để chở đồ giúp người thân chuyển trọ.

Khi đang lưu thông tại phường Vỹ Dạ, do thiếu quan sát khi rẽ trái, chị Thảo đã tông vào xe máy của anh Nguyễn Ngọc Bình, khiến anh bị thương và xe bị hỏng nặng. Anh Bình làm đơn yêu cầu công ty GreenFarm bồi thường toàn bộ chi phí điều trị và sửa xe.

Sau khi xác minh, Công an TP. Huế kết luận chị Thảo đã sử dụng xe công ty ngoài mục đích công việc, vi phạm quy chế nội bộ và không xin phép cấp trên. Do đó, hành vi gây tai nạn xảy ra ngoài phạm vi công việc được giao. Công ty GreenFarm không phải chịu trách nhiệm, toàn bộ trách nhiệm bồi thường thuộc về cá nhân chị Thảo.

Tình huống trên là giả định, mang tính chất tham khảo.

Kết luận 

Người lao động nếu gây thiệt hại cho người khác trong quá trình thực hiện công việc thì công ty có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị hại. Tuy nhiên, công ty có quyền yêu cầu người lao động hoàn trả một phần chi phí nếu lỗi thuộc về người lao động. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ngoài phạm vi công việc hoặc do lỗi của người bị hại, công ty không phải chịu trách nhiệm. Việc xác định rõ phạm vi công việc và nguyên nhân thiệt hại là yếu tố then chốt để phân định trách nhiệm bồi thường.

Như Quỳnh
Biên tập

Là một biên tập viên tận tâm và đam mê ngôn ngữ, Như Quỳnh luôn nỗ lực mang đến những nội dung chất lượng, chính xác và hấp dẫn cho độc giả. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực biên tập. Ngoài công...

0 Rate
1
0 Rate
2
0 Rate
3
0 Rate
4
0 Rate
5
0 Rate
Mức đánh giá của bạn:
Tên (*)
Số điện thoại (*)
Email (*)
Nội dung đánh giá