Quyền Sở Hữu Trí Tuệ: Ai Là Chủ Thể và các biện pháp để bảo vệ?

Quyền Sở Hữu Trí Tuệ: Ai Là Chủ Thể và các biện pháp để bảo vệ?

Trong thời đại số hóa, việc copy các sản phẩm trí tuệ là rất dễ xảy ra. Cùng TroLyLuat tìm hiểu ai là chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ và khám phá các biện pháp hiệu quả để bảo vệ sáng tạo của bạn.

Quyền sỡ hữu trí tuệ bao gồm những gì? Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là ai?

Quyền sỡ hữu trí tuệ bao gồm những gì? Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là ai?

Trả lời vắn tắt: bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân

Theo quy định tại khoản 1 và 6 Điều 4 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì:

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2005

Điều 4. Giải thích từ ngữ

1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

...

6. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

...

Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ được chia thành ba nhóm chính:

  1. Quyền tác giả và quyền liên quan: Quyền đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, chương trình máy tính...

  2. Quyền sở hữu công nghiệp: Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh...

  3. Quyền đối với giống cây trồng: Quyền đối với các giống cây trồng mới do tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát triển.

Và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ: Là tổ chức hoặc cá nhân có quyền trực tiếp đối với các tài sản trí tuệ do mình sáng tạo hoặc sở hữu.

  • Người được chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ: Là các tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua các hình thức như hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng li-xăng.

Ví dụ

- Chủ sở hữu quyền tác giả: Một nhà văn tự mình sáng tác ra cuốn tiểu thuyết thì nhà văn đó là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học này.

- Người được chuyển giao quyền: Một công ty sản xuất phần mềm ký hợp đồng chuyển nhượng bản quyền với lập trình viên để sở hữu toàn bộ phần mềm do lập trình viên tạo ra.

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Trả lời vắn tắt: Áp dụng công nghệ, Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Yêu cầu nhà nước xử lý hành vi vi phạm, bản quyền, Khởi kiện ra toà. Ngoài ra, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Căn cứ theo khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2022), chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình:

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2005

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI 2022

Điều 198. Quyền tự bảo vệ

a) Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; (được sửa đổi bởi khoản 76 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; (được sửa đổi bởi khoản 76 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Ngoài ra, Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp quy định phía trên để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.


Tình huống cụ thể

Vụ tranh chấp bản quyền liên quan đến bài thơ "Gánh mẹ" đã thu hút sự chú ý trong suốt gần 5 năm. Bài thơ này được nhà thơ Trương Minh Nhật sáng tác và sau đó được nhạc sĩ Quách Beem (tên thật là Đoàn Đông Đức) phổ nhạc thành ca khúc cùng tên, được sử dụng trong phim "Lật mặt 4: Nhà có khách" do Công ty TNHH Lý Hải Production sản xuất. Tháng 11/2019, Ông Trương Minh Nhật khởi kiện nhạc sĩ Quách Beem và Công ty Lý Hải Production, cho rằng bài thơ "Gánh mẹ" của ông bị sử dụng mà không có sự cho phép. Ông yêu cầu được công nhận là tác giả và chủ sở hữu bài thơ, đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Sau gần 5 năm tranh chấp, ông Trương Minh Nhật đã được công nhận là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả của bài thơ "Gánh mẹ". Nhạc sĩ Quách Beem bị yêu cầu tạm ngừng khai thác bài thơ và bồi thường thiệt hại cho ông Nhật. Công ty Lý Hải Production không phải bồi thường số tiền 825 triệu đồng như yêu cầu ban đầu của ông Nhật, nhưng phải đảm bảo quyền nhân thân của ông đối với bài thơ trong các sản phẩm liên quan.

Vụ việc này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền tác giả trong lĩnh vực nghệ thuật và giải trí.

Nguồn: Báo Thanh niên


Một số biện pháp cụ thể để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

- Một nhà phát triển phần mềm sử dụng khóa kích hoạt (license key) để hạn chế việc sử dụng phần mềm lậu.

- Nếu một website sao chép bài viết mà không có sự đồng ý, tác giả có thể yêu cầu chủ website gỡ bỏ nội dung vi phạm và bồi thường thiệt hại.

- Một doanh nghiệp phát hiện đối thủ sao chép nhãn hiệu của mình có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xử lý vi phạm hành chính.

- Một công ty phần mềm có thể kiện đối thủ ra tòa án dân sự nếu đối thủ sao chép mã nguồn phần mềm của mình.

 

Làm thế nào để chứng minh Chủ thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ?

Trả lời vắn tắt: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc các giấy chừng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ. Các chứng cứ cần thiết để chứng đối với quyền tác giả. Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.

Làm thế nào để chứng minh Chủ thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ?

Theo khoản 2 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể được chứng minh như sau:

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2005

Điều 203 . Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự

a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ;

b) Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng;

c) Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.


Tình huống cụ thể:

Họa sĩ Lê Phong Linh kiện Công ty Phan Thị vì tiếp tục xuất bản truyện tranh "Thần đồng đất Việt" mà không có sự đồng ý của ông sau khi ông ngừng hợp tác. Ông Lê Phong Linh trình bày bản thảo gốc, bản vẽ, và các tài liệu sáng tạo ban đầu để chứng minh ông là tác giả duy nhất của các nhân vật như Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo. Ông có thể đã cung cấp hợp đồng hoặc thỏa thuận với Công ty Phan Thị, cho thấy ông giữ bản quyền hoặc không chuyển giao quyền này. 

Tòa án công nhận ông là tác giả duy nhất dựa trên các bằng chứng này, với phán quyết rằng ông có quyền liên hệ Cục Bản quyền để ghi nhận là tác giả duy nhất.

Nguồn: VNExpress


Kết Luận

Việc nắm vững khái niệm về chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp bảo vệ là điều cần thiết. Bằng cách kết hợp các công cụ pháp lý, kỹ thuật và chiến lược kinh doanh, bạn có thể đảm bảo rằng những giá trị sáng tạo của mình được bảo vệ và khai thác một cách bền vững.

Dịu My
Biên tập

Là một chuyên viên pháp lý năng động, có khả năng nghiên cứu các quy định pháp luật của vấn đề liên quan cho 01 công ty vừa và nhỏ như: luật doanh nghiệp, lao động, thuế, sở hữu trí tuệ, nhân sự nước...

0 Rate
1
0 Rate
2
0 Rate
3
0 Rate
4
0 Rate
5
0 Rate
Choose your rating score:
Name (*)
Số điện thoại (*)
Email (*)
Rating content