Bán Hàng Quảng Cáo Sai Sự Thật: Người Mua Có Được Trả Hàng Và Yêu Cầu Hoàn Tiền Không?

Bán Hàng Quảng Cáo Sai Sự Thật: Người Mua Có Được Trả Hàng Và Yêu Cầu Hoàn Tiền Không?

Sau khi một số KOLs bị phạt vì quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật, nhiều người tiêu dùng thắc mắc: Nếu mua phải hàng hóa quảng cáo sai lệch, họ có thể trả hàng và đòi lại tiền không? Cùng Trợ Lý Luật tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này.

Trong thời đại thương mại điện tử phát triển, mọi người mua sắm trên các trang thương mại điện tử ngày cành tăng, việc quảng cáo sai sự thật về sản phẩm không còn là vấn đề hiếm gặp. Vậy, người mua có được phép trả hàng khi người bán quảng cáo sai sự thật về thông tin sản phẩm không? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết dựa trên quy định pháp luật Việt Nam, đồng thời làm rõ mức phạt đối với hành vi vi phạm của người bán.


Người Mua Có Được Phép Trả Hàng Khi Người Bán Quảng Cáo Sai Sự Thật Về Sản Phẩm?

Người Mua Có Được Phép Trả Hàng Khi Người Bán Quảng Cáo Sai Sự Thật Về Sản Phẩm?

Câu trả lời vắn tắt: Có, người mua được phép trả hàng và yêu cầu hoàn tiền.

Theo Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố vô hiệu nếu có hành vi lừa dối:

Bộ luật Dân sự 2015

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015:

Bộ luật Dân sự 2015

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Như vậy, khi người bán quảng cáo sai sự thật, cố ý cung cấp thông tin sai lệch khiến người mua hiểu sai về chất lượng, tính chất sản phẩm, giao dịch này được xem là vô hiệu do lừa dối. Người mua có quyền trả lại sản phẩm và yêu cầu người bán hoàn tiền.

Tình huống giả định: 

Chị Nguyễn Thị Hương (Hà Nội) mua một nồi áp suất trên Shopee với quảng cáo "chất liệu thép không gỉ, dung tích 5 lít", giá 1.200.000 đồng. Khi nhận hàng, chị phát hiện nồi làm bằng nhôm, dung tích chỉ 3 lít. Chị yêu cầu trả hàng và được hoàn tiền sau khi khiếu nại lên Shopee.


Quảng Cáo Sai Sự Thật Có Phải Là Hành Vi Bị Cấm Đối Với Người Kinh Doanh?

Quảng Cáo Sai Sự Thật Có Phải Là Hành Vi Bị Cấm Đối Với Người Kinh Doanh?

Câu trả lời vắn tắt: , đây là hành vi bị cấm.

Theo Khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, các hành vi bị cấm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa bao gồm:

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023

Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:

a) Lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua việc cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, không chính xác về một trong các nội dung sau đây: sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh bán, cung cấp; uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh; nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh; hình ảnh, giấy tờ, tài liệu chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh;

b) Quấy rối người tiêu dùng thông qua hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp trái với ý muốn của người tiêu dùng để giới thiệu về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh, đề nghị giao kết hợp đồng hoặc có hành vi khác gây cản trở công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng;

c) Ép buộc người tiêu dùng mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng thông qua việc thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác có tính chất tương tự;

d) Ép buộc người tiêu dùng thanh toán cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng;

đ) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng do nhầm lẫn của tổ chức, cá nhân kinh doanh;

e) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng do sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh;

g) Đánh tráo, gian lận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng;

h) Không thông báo trước, không công khai cho người tiêu dùng việc tài trợ cho người có ảnh hưởng dưới mọi hình thức để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người này nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

i) Ngăn cản người tiêu dùng kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

k) Yêu cầu người tiêu dùng phải mua thêm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như là điều kiện bắt buộc để giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng;

l) Quy định điều khoản không được phép tại Điều 25 của Luật này trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

m) Thu thập, lưu trữ, sử dụng, chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ thông tin của người tiêu dùng trái quy định của pháp luật.

...

Như vậy, quảng cáo sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch về hàng hóa là hành vi bị cấm theo luật, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Người bán thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt.

Ví dụ thực tế:

Theo bài viết trên Báo Thanh Niên ngày 7/8/2024, một cơ sở y tế tại TP.HCM đã quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội, khẳng định "chữa khỏi 100% bệnh viêm xoang chỉ sau 1 liệu trình" mà không có bằng chứng khoa học. Sau khi Sở Y tế TP.HCM kiểm tra, cơ sở này bị phát hiện cung cấp thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Hành vi này vi phạm Khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, dẫn đến việc cơ sở bị xử phạt hành chính và yêu cầu gỡ bỏ nội dung quảng cáo.

Nguồn: Báo Thanh Niên


Hành Vi Quảng Cáo Sai Sự Thật Bị Phạt Bao Nhiêu?

Hành Vi Quảng Cáo Sai Sự Thật Bị Phạt Bao Nhiêu?

Câu trả lời vắn tắt: Phạt từ 10-20 triệu đồng (cá nhân) hoặc 20-40 triệu đồng (tổ chức), buộc cải chính thông tin.

Theo Điểm đ Khoản 1 Điều 47 Nghị định 98/2020/NĐ-CP:

Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Điều 47. Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân có một trong các hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng sau đây:

a) Không cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa theo quy định;

b) Không cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa theo quy định;

c) Không cung cấp hướng dẫn sử dụng hoặc không cung cấp thông tin về điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành theo quy định;

d) Không thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch theo quy định;

đ) Che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với bên thứ ba có một trong các hành vi vi phạm sau đây về cung cấp thông tin của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng:

a) Cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp theo quy định;

b) Không có chứng cứ chứng minh hoặc không thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với chủ phương tiện truyền thông, người cung cấp dịch vụ truyền thông là bên thứ ba có một trong các hành vi vi phạm sau đây về cung cấp thông tin của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng:

a) Không có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng;

b) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP mức phạt đối với tổ chức:

Nghị định 17/2022/NĐ-CP

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 4 như sau:

a) Bổ sung điểm l vào sau điểm k khoản 3 như sau:

"l) Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

"a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;

b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.”.

c) Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 như sau:

"5. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”.

....

Tóm lại, đối với trường hợp người vi phạm là cá nhân:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin sai lệch cho người tiêu dùng

- Cải chính thông tin sai lệch.

- Bồi thường thiệt hại nếu có.

Nếu là tổ chức, mức phạt tăng gấp đôi: từ 20 triệu đến 40 triệu đồng.

Ví dụ thực tế

Theo bài viết trên Báo Tuổi Trẻ ngày 20/3/2025, hai cá nhân nổi tiếng là Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) đã bị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xử phạt 140 triệu đồng (mỗi người 70 triệu đồng) vì quảng cáo sai sự thật về sản phẩm kẹo rau củ Kera. Trong phiên livestream, họ khẳng định "1 viên kẹo bằng cả đĩa rau", gây nhầm lẫn về chất lượng sản phẩm. Hành vi này vi phạm quy định về quảng cáo, và cả hai bị yêu cầu cải chính thông tin sai lệch.

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ


Kết Luận

Người mua hoàn toàn có quyền trả hàng và yêu cầu hoàn tiền nếu người bán quảng cáo sai sự thật về sản phẩm, dựa trên Điều 127 và Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015. Hành vi quảng cáo sai sự thật là vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, và người bán có thể bị phạt từ 10-40 triệu đồng tùy đối tượng, theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Người tiêu dùng cần cảnh giác và biết quyền lợi của mình để bảo vệ lợi ích hợp pháp.

Như Quỳnh
Biên tập

Là một biên tập viên tận tâm và đam mê ngôn ngữ, Như Quỳnh luôn nỗ lực mang đến những nội dung chất lượng, chính xác và hấp dẫn cho độc giả. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực biên tập. Ngoài công...

0 Rate
1
0 Rate
2
0 Rate
3
0 Rate
4
0 Rate
5
0 Rate
Choose your rating score:
Name (*)
Số điện thoại (*)
Email (*)
Rating content