Gần đây, tại một số ngã tư lớn ở TP.HCM, người dân không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh trẻ em bị ép đứng giữa trời nắng gắt, tay cầm bảng xin tiền, ánh mắt mệt mỏi và hoảng sợ. Những hình ảnh này không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra câu hỏi: Việc sử dụng trẻ em để đi ăn xin có vi phạm pháp luật không? Người đứng sau hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp anh/chị hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.
1. Trẻ em có quyền gì theo quy định pháp luật?
Trẻ em là đối tượng đặc biệt được pháp luật Việt Nam ưu tiên bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ đều có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Một trong những hành vi đang gây bức xúc hiện nay là việc lợi dụng trẻ em để đi ăn xin trục lợi.
Từ Điều 12 đến Điều 36 của Luật Trẻ em 2016, trẻ em được bảo vệ và đảm bảo các quyền sau:
...
Điều 12. Quyền sống
Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.
...
Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
...
Luật Trẻ em 2016 bảo vệ trẻ em ở tất cả khía cạnh từ thân thể, tinh thần đến quyền học tập, vui chơi, phát triển. Việc đưa trẻ em đi ăn xin là vi phạm nhiều quyền trong số này – đặc biệt là quyền sống, quyền không bị bóc lột và không bị bỏ rơi.
Ví dụ thực tế:
Hội Bảo vệ quyền trẻ em đề nghị khởi tố vụ dâm ô bé gái trong thang máy tại TP.HCM
Ngày 18/4/2019, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã đề nghị khởi tố vụ án liên quan đến hành vi dâm ô bé gái trong thang máy tại chung cư Galaxy 9, TP.HCM. Bà Ninh Thị Hồng, Phó Chủ tịch Hội, nhấn mạnh rằng bằng chứng từ camera cho thấy rõ hành vi của ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND TP.Đà Nẵng. Bà Hồng cho rằng cần xử lý nghiêm minh, bất kể gia đình nạn nhân có yêu cầu hay không, để bảo vệ trẻ em và tránh gây bức xúc trong dư luận.
2. Dùng trẻ em đi ăn xin để trục lợi có vi phạm pháp luật không?
Hành vi chăn dắt, ép buộc trẻ em ăn xin không những là trái pháp luật, xâm hại đến quyền trẻ em và gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Dù là cha mẹ hay người giám hộ, nếu ép buộc trẻ em đi ăn xin đều bị coi là bóc lột lao động trẻ em hoặc bạo lực gia đình.
Các quyền của trẻ em được quy định cụ thể tại Điều 12, Điều 26, Điều 27 Luật Trẻ em 2016:
...
Điều 12. Quyền sống
Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.
...
Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
...
Ví dụ thực tế:
2 kẻ mất nhân tính chăn dắt con, cháu đi ăn xin lãnh án tù
Ngày 12/5/2021, Tòa án Nhân dân huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã xét xử và tuyên án đối với Đào Thị Gái (39 tuổi) và em cùng mẹ khác cha là Đào Văn Bé (25 tuổi) về hành vi ép buộc con và cháu ruột đi ăn xin. Gái bị kết án 6 năm 6 tháng tù giam, còn Bé nhận mức án 8 năm tù giam. Từ tháng 10/2019 đến tháng 6/2020, hai bị cáo đã ép các con và cháu của mình đi ăn xin tại nhiều địa phương, đặt chỉ tiêu phải xin được 900.000 đồng mỗi ngày; nếu không đạt, các cháu bị đánh đập và bỏ đói. Hành vi này đã gây thương tích cho các cháu với tỷ lệ từ 2% đến 8%. Ngoài ra, Đào Văn Bé còn bị cáo buộc nhiều lần giao cấu với cháu ruột, dẫn đến việc cháu này sinh hai con; vụ việc này sẽ được xét xử trong một vụ án khác.
Nguồn: Báo Thanh Niên
3. Mức phạt hành chính nếu dùng trẻ em đi ăn xin là bao nhiêu?
Pháp luật quy định nhiều khung xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng trẻ em để xin ăn. Các hình thức xử phạt bao gồm tiền phạt và buộc hoàn trả số tiền đã thu lợi bất chính từ hành vi này.
Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (theo khoản 2 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP):
Điều 23. Vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn;
b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.
...
Đối với tổ chức: Mức phạt gấp 02 lần so với cá nhân vi phạm (theo khoản 2 Điều 05 Nghị định 130/2021/NĐ-CP):
Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
...
Đối với hành vi ép buộc thành viên gia đình (cha mẹ ép con): Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (theo Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP):
Điều 58. Hành vi bạo lực về kinh tế
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Pháp luật không cho phép bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào dùng trẻ em vào mục đích trục lợi. Mức phạt đối với hành vi này tùy theo quan hệ với trẻ em (là người thân hay không) và hình thức vi phạm (tổ chức hay cá nhân).
Ví dụ thực tế:
Trẻ em bị ép đi ăn xin, bán vé số ở TP.HCM: Nỗi đau từ chính gia đình
Bài viết trên Báo Công an TP.HCM phản ánh tình trạng đáng báo động về việc trẻ em bị lợi dụng để đi ăn xin và bán vé số tại khu vực chợ Tân Định, Quận 1. Hàng chục trẻ em từ 4 đến 10 tuổi, ăn mặc lem luốc, thường xuyên xuất hiện vào buổi tối để xin tiền và bán hàng rong. Điều đáng chú ý là các em không phải trẻ lang thang cơ nhỡ mà bị chính cha mẹ ép buộc tham gia vào hoạt động này. Nhiều em phải làm việc đến tận nửa đêm, số tiền kiếm được đều phải nộp lại cho cha mẹ. Người dân địa phương bày tỏ lo ngại về tình trạng này và kêu gọi cơ quan chức năng có biện pháp can thiệp để bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
Nguồn: Báo Công an Thành Phố Hồ Chí Minh
4. Trường hợp nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Khi hành vi sử dụng trẻ em đi ăn xin có tính chất kéo dài, đối xử tàn nhẫn, gây tổn hại đến tinh thần, thể chất của trẻ – người vi phạm có thể bị xử lý hình sự chứ không chỉ dừng lại ở mức phạt hành chính quy định cụ thể tại Điều 40 và Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015:
Điều 140. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.
...
Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Ví dụ thực tế:
TP.HCM theo dõi 8 trường hợp nghi chăn dắt trẻ em đi ăn xin, cải trang để đối phó công an
Trong 9 tháng đầu năm 2024, TP.HCM đã tiếp nhận 1.314 trường hợp trẻ em và người lang thang xin ăn. Công an TP đã đưa vào danh sách theo dõi 8 đối tượng nghi vấn chăn dắt trẻ em và đang tiến hành xác minh để xử lý theo quy định. Đối với các trường hợp ăn xin là người nước ngoài, 143 trường hợp đã được quản lý, trong đó 37 người trên 16 tuổi bị xử phạt và trục xuất, 46 trẻ em dưới 16 tuổi được bàn giao cho phía Campuchia. Công an TP nhận định các đối tượng chăn dắt thường là người thân, thậm chí là cha mẹ ruột của trẻ, và thường hướng dẫn trẻ giả dạng bán vé số, tăm bông, bút bi, kẹo cao su để đối phó với lực lượng chức năng, gây khó khăn cho công tác xử lý
Nguồn: Báo Công an Thành Phố Hồ Chí Minh
5. Kết luận
Hành vi sử dụng trẻ em để xin ăn là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và sự phát triển của trẻ em. Qua các quy định hiện hành và ví dụ thực tế, có thể thấy pháp luật không chỉ xử phạt hành chính mà còn có chế tài hình sự đối với hành vi này. Do đó, việc nâng cao nhận thức pháp lý và trách nhiệm của người lớn là yếu tố then chốt để ngăn chặn tình trạng này.