Bản đồ hành chính Việt Nam là gì?
Bản đồ hành chính Việt Nam là bản đồ thể hiện chi tiết địa giới, phạm vi lãnh thổ của quốc gia, các đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương, bao gồm:
-
Cấp quốc gia: Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, thể hiện biên giới đất liền và hải giới.
-
Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thể hiện rõ ràng 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
-
Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: Thể hiện giới hạn, phân chia địa giới hành chính cấp dưới tỉnh.
-
Cấp xã, phường, thị trấn: Thể hiện chi tiết các đơn vị hành chính nhỏ nhất.
Ngoài việc phân chia địa giới, bản đồ hành chính còn cung cấp các thông tin quan trọng như:
-
Vị trí các trung tâm hành chính, đô thị lớn.
-
Các tuyến đường giao thông quan trọng, sông ngòi, địa hình cơ bản.
-
Địa danh hành chính và ranh giới địa phương rõ ràng.
Bản đồ hành chính là công cụ quan trọng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, hoạch định chính sách, quy hoạch lãnh thổ, phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng, đồng thời cũng là nguồn tư liệu quan trọng cho các lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học và du lịch.
Việt Nam được chia thành bao nhiêu khu vực?
1. Miền Bắc (Bắc Bộ) – 25 tỉnh, thành phố:
-
Tây Bắc Bộ: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai.
-
Đông Bắc Bộ: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.
-
Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc.
2. Miền Trung (Trung Bộ) – 19 tỉnh, thành phố:
-
Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
-
Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
-
Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
3. Miền Nam (Nam Bộ) – 19 tỉnh, thành phố:
-
Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
-
Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ): Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Thông tin tổng quan về Việt Nam (cập nhật liên tục)
Tổng dân số Việt Nam | 101.505.855 người theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc 13/5/2025 |
Tỷ lệ dân số thế giới | Việt Nam chiếm khoảng 1,23% tổng dân số toàn cầu |
Xếp hạng dân số | Việt Nam đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ có dân số đông nhất thế giới . |
Mật độ dân số | Khoảng 327 người/km², với tổng diện tích đất là 310.060 km² |
Cơ cấu dân số | Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, với khoảng 68% dân số trong độ tuổi lao động (15–64 tuổi) |
Cực Bắc | Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. |
Cực Đông | Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. |
Cực Tây | Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. |
Cực Nam | Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. |
Tổng diện tích | Khoảng 331.212 km², xếp hạng 66 trên thế giới. |
Chiều dài đường bờ biển | Khoảng 3.444 km, bao gồm cả bờ biển ven biển Đông và vịnh Thái Lan. |