BỘ TÀI CHÍNH Số: 15/VGNN-TC/TT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Toàn quốc, ngày 15 tháng 8 năm 1986 |
---|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
Hướng dẫn tạm thời về việc giải quyết hàng kém phẩm chất, hàng ứ đọng lâu ngày, hàng lạc hậu so với thị hiếu
Điều 15 – Bản quy định tạm thời của Hội đồng Bộ Trưởng về quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở trong lĩnh vực giá cả(ban hành kèm quyết định số 76/HDBT ngày 26-6-1986 của Hội đồng Bộ Trưởng ) đã quy định các đơn vị kinh tế cơ sở được quyền:’Kiến nghị mức giá bán hàng kém phẩm chất, hàng ứ đọng lâu ngày, hàng lạc hầu so với thị hiếu(được cấp có thẩm quyền xác nhận) với cơ quan quyết định giá sản phẩm đó. Đối với hàng thực phẩm tươi sống thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp để giải quyết kịp thời”, Liên Bộ Uỷ ban Vật giá Nhà nước –Bộ Tài chính hướng dẫn tạm thời về việc giải quyết giá hàng tồn kho, ứ đọng, hàng kém phẩm chất, hàng lạc hậu so với thị trường như sau:
1/ Tất cả các loại vật tư , hàng hoá được gọi là hàng kém phẩm chất, hàng ứ đọng lâu ngày, hàng lạc hậu so với thị hiếu..(đối với hàng thực phẩm tươi sống sẽ được thực hiện theo quy định riêng dưới đây) đều phải được Hội đồng liên ngành xem xét và có kiến nghị với cấp có thẩm quyền quyết định về các mặt: Chất lượng, giá cả và việc xử lý mức giảm giá. Thành phần của hội đồng liên ngành gồm có:
- Các thành viên: Đại diện cơ quan Tài chính, vật giá, cơ quan tiêu chuẩn đo lường-chất lượng cùng cấp(nếu cần)
Nếu ý kiến của các thành viên trong Hội đồng liên ngành khác nhau thì Chủ tịch Hội đồng phải báo cáo lên cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp của đơn vị kinh tế cơ sở giải quyết.
2/ Các loại nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng, máy móc hoặc hàng hoá tiêu dùng thuộc tài sản lưu động, tài sản cố định và các nguồn vốn khác còn nguyên vẹn hoặc đã sử dụng dở dang, phẩm chất còn tốt hoặc kém phẩm chất, hay không hợp thị hiếu.. mà các đơn vị kinh tế không có kế hoạch sử dụng trong năm kế hoạch và dự trữ để dùng cho năm sau(đối với tư liệu sản xuất trong các đơn vị trực tiếp sản xuất) hoặc quá 2 năm không tiêu thụ được(đối với đơn vị kinh té làm nhiệm vụ lưu thông) được Hội đồng liên ngành xác nhận theo đúng quy định trong điểm 1 của Thông tư Liên Bộ này đều được phép xét hạ giá hàng để đẩy mạnh việc chu chuyển vốn nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
3/ Nguyên tắc xác định giá đối với hàng hoá kém phẩm chất, hàng hoá ứ đọng lâu ngày, hàng lạc hậu so với kỹ thuật và thị hiếu được quy đinhj như sau:
a) Giá vật tư ,hàng hoá kém phẩm chất, hàng lạc hậu so với kỹ thuật và thị hiếu, hàng ứ đọng lâu ngày... nhất thiết không được cao hơn mức giá của vật tư cùng loại mà phẩm chất còn tốt. Đối với vật tư , thiết bị được gọi là ứ đọng phẩm chất còn tốt thì bán hàng chỉ đạo của Nhà nước.
b) Mức giảm giá hàng kém phẩm chất, hàng lạc hậu so với kỹ thuật và thị hiếu phải tương đương với mức giảm phẩm chất và tỷ lệ giảm phải được tính trên giá chỉ đạo hiện hành của vật tư hàng hoá còn tốt cùng loại.
Tất cả vật tư, hàng hoá kém phẩm chất, hàng lạc hậu so với kỹ thuật và thị hiếu, hàng ứ đọng lâu ngày... các đơn vị kinh tế quốc doanh nhượng bán cho nhau hoặc cho các đơn vị kinh tế tập thể phải theo đúng hướng dẫn hoặc phân phối của cơ quan chủ quản và phải được sử dụng đúng mục đích quy định. Tuyết đối không được tự ý nhượng bán cho nhau để hưởng chênh lệch giá.
Thẩm quyền quyết định hạ giá hàng được phân cấp như sau:
B1- Vật tư, hàng hoá thuộc danh mục Nhà nước định giá:
- Nhượng bán cho các đơn vị kinh tế quốc doanh
-
Giảm giá dưới 20% do Hội đồng liên ngành đề nghị giám đốc công ty độc lập, liên hiệp các xí nghiệp, Tổng công ty, công ty quyết định.
-
Giảm giá từ 20% đến 50% do Hội đồng liên ngành đề nghị Bộ chủ quản hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.
-
Giảm giá từ 50% trở lên do Hội đồng liên ngành đề nghị cơ quan vật giá có thẩm quyền định giá vật tư, hàng hoá đó quyết định.
- Nhượng bán cho các đơn vị kinh tế tập thể
Vật tư, hàng hoá kém phẩm chất, hàng lạc hậu so với kỹ thuật và thị hiếu, hàng ứ đọng lâu ngày... nếu được cơ quan có thẩm quyền hoặc thủ trưởng cơ quan chủ quản cho phép bán cho các đơn vị kinh tế tập thể thì giá cả được quy định như sau:
-
Giảm giá dưới 20% do Hội đồng liên ngành đề nghị cơ quan chủ quản trực tiếp của đơn vị có vật tư quyết định.
-
Giảm giá trên 20% do Hội đồng liên ngành đề nghị, cơ quan vật giá có thẩm quyền định giá vật tư, hàng hoá đó quyết định.
B2- Vật tư hàng hoá ngoài danh mục Nhà nước định giá do giám đốc xí nghiệp,liên hiệp các xí nghiệp, Tổng công ty, công ty quyết định theo sự hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu(nếu là đơn vị địa phương) hoặc của Bộ chủ quản(nếu là đơn vị trung ương )
C- Đối với hàng thực phẩm tươi sống bị kém hoặc mất phẩm chất thì phải được giải quyết tiêu thụ kịp thời. Mức giảm giá đối với mặt hàng này do Bộ chủ quản(đối với các đơn vị trung ương ) và uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu để quy định cho phù hợp. Trong phạm vi quyền hạn của mình cá Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể uỷ quyền cho các đơn vị trực thuộc quyết định mức giảm giá.
4/ Xử lý về mặt tài chính đối với phần thất thu do giảm giá hàng được giải quyết như sau:
Phần thất thu do giảm giá đối với vật tư, hàng hoá kém phẩm chất, hàng lạc hậu so với kỹ thuật và thị hiếu, hàng ứ đọng ... đơn vị cơ sở phải tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính, không được trừ vào khoản nộp ngân sách Nhà nước hoặc không được xin Nhà nước cấp vốn bổ xung phần thất thu này
Trường hợp đặc biệt do nguyên nhân khách quan (thiên tai, địch phá hoại...) gây tổn thất nặng nề thì hội đồng liên ngành kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, những quy định trước đây của Uỷ ban Vật giá Nhà nước , Bộ Tài chính trái với nội dung thông tư này đều không có hiệu lực thi hành.
Liên Bộ đề nghị các bộ, tổng cục, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương phổ biến thông tư này đến các đơn vị kinh tế cơ sở trực thuộc. Cuối năm 1986 sơ kết thực hiện báo cáo Liên Bộ bổ sung, sửa đổi ban hành chính thức.
KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chínhThứ trưởng Phó Chủ nhiệm | |
---|---|
(Đã ký) | |
Trần Xuân Giá Hồ Tế |