BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH Số: 12/2002/TTLT/BLĐTBXH-BTC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2002 |
---|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH
Hướng dẫn thực hiện một số chế độ chính sách đối vớicán bộ làm việc tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Pháp lệnh Xử lý viphạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995
Thi hành Quyết định số 25/2002/QĐ-TTg ngày 01/2/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với cán bộ làm việc tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm1995. Sau khi có ý kiến của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tại Công văn số 58/BTCCBCP- TL ngày 09/5/2002, Bộ Y tế tại Công văn số 3707/YT-ĐTrngày 15/5/2002, BộLao động - Thươngbinh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I. CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐẶC THÙ NGHỀ NGHIỆP
1. Đối tượng được hưởng: cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các cơ sở chữa bệnhbao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức trong chỉ tiêu biên chế.
Cánbộ, nhân viên điều động, biệt phái và nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồnglao động (không xác định thời hạn, xác định thời hạn và theo mùa vụ hoặc côngviệc) từ 3 tháng trở lên.
2. Mức phụ cấp: trong khoảng từ 200.000 đồng - 500.000 đồng/cán bộ/tháng.
3. Nguyên tắc xác định: phụ cấp đặc thù nghề nghiệp là chế độ, chính sách đãi ngộcho cán bộ, nhân viên làm việc trong điều kiện quản lý các đối tượng nghiện matúy, mại dâm và bị nhiễm HIV/AIDS với nội dung công việc phức tạp, nguy hiểmtại cơ sở chữa bệnh. Mức phụ cấp đặc thù nghề nghiệp được xác định như sau:
3.1. Căn cứ điều kiện làm việc khó khăn gian khổ, tính chất mức độ phức tạp, nguyhiểm của công việc; địa bàn đặt cơ sở chữa bệnh (ở vùng đồng bằng, vùng núi,vùng sâu, vùng xa, hải đảo); cơ sở hạ tầng, điều kiện sinh hoạt văn hóa, tinhthần, học tập, khám chữa bệnh,... chưa đầy đủ.
3.2. Căn cứ những chức danh hoặc nhóm chức danh cần khuyến khích, động viên và thuhút cán bộ tâm huyết có trình độ, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh cần tuyểndụng, có kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng yêu cầu công việc... yên tâm làm việc lâu dài tại cơsở chữa bệnh.
Căn cứ khung mức phụ cấp và nguyên tắc nêu trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định một mức phụ cấp chung cho cơ sở chữa bệnh hoặc quy định mức phụ cấp ưu tiên cho một số chức danh cần thu hút, khuyếnkhích vào làm việc tại cơ sở chữa bệnh.
II. CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CHUYÊN NGÀNH Y TẾ
Riêng đối với cán bộ, nhân viên chuyên ngành y tế được hưởng thêm các phụ cấp sau:
1. Phụ cấp thường trực:
Mức phụ cấp 7.000 đồng cho ca trực được áp dụng theo quy định tại điểm 2 Điều 1 Quyết định số 794/TTg ngày 05/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế đối với bác sĩ,y sĩ, kỹ thuật viên, y tá, hộ lý phải trực ngoài giờ tiêu chuẩn 24/24 giờ (saukhi hoàn thành giờ tiêu chuẩn một ngày làm việc, phải trực 16 giờ tiếp theo ngoài giờ tiêu chuẩn).
2. Phụ cấp điều trị cắt cơn:
Mức phụ cấp 20% trên lương ngạch, bậc áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức y tế trực tiếp điều trị cắt cơn, giải độc từ 10 - 20 ngày cho người nghiện matúy (bao gồm cả cán bộ, nhân viên trực tiếp phục vụ điều trị cắt cơn cho ngườinghiện ma túy):
Khám bệnh và chuẩn đoán, xét nghiệm cận lâm sàng, điều trị cắt cơn, phục hồi tâm lýhành vi, tiêm và cấp phát thuốc;
Phục vụ người nghiện ma túy (làm các công việc: trông coi, bảo vệ, vận chuyển, chăm sóc, cho ăn, nấng thuốc, tắm giặt...; vệ sinh buồng bệnh, môi trường và cáccông việc khác có liên quan trực tiếp đến người nghiện ma túy).
3. Phụ cấp đặc thù nghề đặc biệt: Mức phụ cấp 40% trên lương ngạch, bậc (không bao gồm các loại phụ cấp khác) áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn y tế, bao gồm cả cán bộ, nhân viên thường xuyên trực tiếp:
Khám bệnh điều trị người nghiện: ma túy, mại dâm bị nhiễm HIV/AIDS;
Phục vụ người nghiện ma túy, mại dâm bị nhiễm HLV/AIDS (làm các công việc: trôngcoi, bảo vệ, vận chuyển, chăm ước, cho ăn, uống thuốc,...).
III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ HÌNH THỨC CHI TRẢ
1. Nguồn kinh phí chi trả cho các khoản phụ cấp quy định tại Phần I và II của Thông tư liên tịch này do ngân sách địa phương đảm bảo, nằm ngoài định mức kinh phí thường xuyên của các cơ sở chữa bệnh; và từ nguồn cung ứng dịch vụ, lao động sản xuất, đóng góp của đối tượng và các nguồn tài trợ nhân đạo khác.
2. Các khoản phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức tại Phần I và II nêu trên được trả theo kỳ lương hàng tháng, không sử dụng để tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế và các khoản đóng góp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá căn cứ điều kiện làm việc, đặc điểm tổ chức lao động của cơ sở chữa bệnh và tình hình thực tế của địa phương, xác định mức phụ cấp đặc thù nghề nghiệp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.
2. Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ sở chữa bệnh lập dự toán thực hiện chi và thanh quyết toán các khoản phụ cấp trên theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 2 năm 2002. Các quy định trái với Thông tư liên tịch này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị báo cáo về liên Bộ để nghiên cứu giải quyết./.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Bộ trưởng Bộ Tài chính |
---|---|
(Đã ký) | (Đã ký) |
Nguyễn Thị Hằng | Nguyễn Sinh Hùng |