BỘ QUỐC PHÒNG Số: 66/2024/TT-BQP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2024 |
---|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI, XE MÁY CHUYÊN DÙNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các trung tâm, trạm kiểm định an toàn kỹ thuật xe - máy quân sự; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, các tổ chức và cá nhân liên quan đến việc kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
-
Doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là doanh nghiệp) là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh theo quy định tại Nghị định số 16/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; sửa đổi quy định tại điểm g khoản 1 Điều 23 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
-
Xe cơ giới là xe được trang bị cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng trực tiếp đăng ký, quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
-
Xe cơ giới của doanh nghiệp là xe cơ giới sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh không thuộc trường hợp xe cơ giới quy định tại khoản 2 Điều này.
-
Xe máy chuyên dùng gồm xe máy chuyên dùng quân sự, xe máy thi công; xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe chuyên dùng khác có tham gia giao thông được trang bị cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này.
-
Cơ sở kiểm định là các trung tâm, trạm kiểm định an toàn kỹ thuật xe - máy quân sự do Tổng Tham mưu trưởng quyết định thành lập.
-
Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (sau đây viết gọn là kiểm định) là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của nhà nước và Bộ Quốc phòng.
-
Chu kỳ kiểm định là khoảng thời gian giữa hai lần kiểm định được tính bằng tháng.
-
Phiếu kiểm định là bản xác nhận kết quả kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của từng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi kiểm định.
-
Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi là Giấy chứng nhận kiểm định) là bản xác nhận cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đã được kiểm định đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của nhà nước và Bộ Quốc phòng về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, đủ điều kiện tham gia giao thông đường bộ.
-
Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (sau đây viết gọn là Tem kiểm định) là biểu trưng do các cơ sở kiểm định cấp, dán lên xe cơ giới, xe máy chuyên dùng sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và được phép tham gia giao thông đường bộ theo thời hạn ghi trên Tem kiểm định.
-
Chỉ huy cơ sở kiểm định là giám đốc, phó giám đốc trung tâm kiểm định; trạm trưởng trạm kiểm định thuộc Bộ Quốc phòng.
-
Kiểm định viên là người có đủ trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm được tập huấn (đào tạo); cấp Giấy chứng nhận, thẻ kiểm định viên theo quy định của nhà nước, Bộ Quốc phòng để thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
-
Chương trình quản lý kiểm định là hệ thống phần mềm do Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật xây dựng để quản lý cơ sở dữ liệu kiểm định và công tác kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; được sử dụng tại các cơ sở kiểm định và Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.
Điều 4. Những hành vi nghiêm cấm
-
Kiểm định không đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định; làm sai lệch kết quả kiểm định.
-
Sử dụng thiết bị kiểm tra bị hư hỏng; phương tiện đo, thiết bị kiểm tra chưa được kiểm định, hiệu chuẩn hoặc quá thời hạn sử dụng.
-
Bố trí không đúng, không đủ kiểm định viên trên dây chuyền kiểm định.
-
Tự ý in phôi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định để sử dụng.
-
Sửa đổi các nội dung in, ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định; tự ý bóc, dán Tem kiểm định.
-
Có hành vi tiêu cực, sách nhiễu trong quá trình kiểm định.
-
Kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng của doanh nghiệp: Hết niên hạn sử dụng, không nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật.
Chương II: QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH
Điều 5. Đối tượng, thẩm quyền kiểm định
-
Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải được kiểm định bằng các trang thiết bị, dụng cụ kiểm định tại cơ sở kiểm định hoặc cơ động (trừ các trường hợp được miễn kiểm định lần đầu theo quy định tại Điều 11 Thông tư này).
-
Việc cơ động kiểm định chỉ áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo không có điều kiện đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đến cơ sở kiểm định (khoảng cách từ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đến cơ sở kiểm định phải có bán kính lớn hơn 50 km); nhóm xe tác chiến; xe cứu thương, cứu hoả, xe làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; xe quá khổ, quá tải không vào được dây chuyền kiểm định.
-
Chỉ huy cơ sở kiểm định kết luận, ký tên, đóng dấu trên Phiếu kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm định.
Điều 6. Hồ sơ kiểm định lần đầu
- Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
a) Công văn hoặc giấy giới thiệu đề nghị kiểm định do chỉ huy cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên ký tên, đóng dấu theo quy định;
b) Chứng nhận đăng ký xe, lý lịch xe (áp dụng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đã đăng ký);
c) Biển số tạm thời (áp dụng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký);
d) Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cải tạo (áp dụng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cải tạo).
- Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng của doanh nghiệp.
a) Công văn hoặc giấy giới thiệu đề nghị kiểm định do giám đốc hoặc phó giám đốc doanh nghiệp ký tên, đóng dấu theo quy định;
b) Chứng nhận đăng ký xe;
c) Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (áp dụng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng nhập khẩu);
d) Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (áp dụng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp trong nước);
đ) Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cải tạo (áp dụng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cải tạo).
Điều 7. Hồ sơ kiểm định định kỳ
-
Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng: Thực hiện theo quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
-
Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng của doanh nghiệp: Thực hiện theo quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
-
Lập hồ sơ kiểm định.
a) Cơ sở kiểm định tiếp nhận 01 bộ hồ sơ, kiểm tra giấy tờ theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6 và các khoản 1, 2 Điều này; trường hợp không đủ hồ sơ, hướng dẫn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện;
b) Cơ sở kiểm định in thông số kỹ thuật của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ cơ sở dữ liệu quản lý thực lực của Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật; kiểm tra xe cơ giới, xe máy chuyên dùng và đối chiếu với các giấy tờ và bản in thông số kỹ thuật. Trường hợp thông số kỹ thuật xe cơ giới, xe máy chuyên dùng chưa có trong cơ sở dữ liệu thì cơ sở kiểm định phải lập Phiếu hồ sơ xe cơ giới theo Mẫu số 01, Phiếu hồ sơ xe máy chuyên dùng theo Mẫu số 02 Phụ lục V kèm theo Thông tư này;
c) Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu đạt yêu cầu thì nhập thông số kỹ thuật, thông tin hành chính của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng vào chương trình quản lý kiểm định, ghi sổ theo dõi xe vào kiểm định; in Phiếu hồ sơ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (chỉ áp dụng đối với xe cơ giới kiểm định lần đầu hoặc chưa có trong cơ sở dữ liệu);
d) Chụp 02 ảnh tổng thể rõ biển số của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng để lưu (ảnh chụp ở góc chéo khoảng 45 độ từ phía trước bên cạnh xe và ảnh chụp từ phía sau góc đối diện, có thể hiện thời gian chụp trên ảnh).
Điều 8. Chu kỳ kiểm định
Chu kỳ kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Nội dung, phương pháp kiểm tra xe cơ giới
-
Nội dung, phương pháp kiểm tra thực hiện theo quy định tại Bảng 1 Phụ lục I kèm theo Thông tư này và thời gian kiểm tra không quá 30 phút/xe.
-
Hạng mục, nội dung kiểm tra các công đoạn trên dây chuyền kiểm định cố định hoặc cơ động thực hiện theo quy định tại Bảng 2 Phụ lục I kèm theo Thông tư này, gồm 05 công đoạn sau:
a) Công đoạn 1: Kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
b) Công đoạn 2: Kiểm tra phần trên của xe cơ giới;
c) Công đoạn 3: Kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
d) Công đoạn 4: Kiểm tra bảo vệ môi trường;
đ) Công đoạn 5: Kiểm tra phần dưới của xe cơ giới.
- Trường hợp cơ động kiểm định phải thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này và thực hiện thêm các nội dung quy định tai Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Nội dung, phương pháp kiểm tra xe máy chuyên dùng
-
Nội dung, phương pháp kiểm tra thực hiện theo quy định tại Bảng 1 Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
-
Hạng mục, nội dung kiểm tra các công đoạn trên dây chuyền kiểm định cố định hoặc cơ động thực hiện theo quy định tại Bảng 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư này, gồm 04 công đoạn sau:
a) Công đoạn 1: Kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
b) Công đoạn 2: Kiểm tra hệ thống lái và di chuyển; hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu;
c) Công đoạn 3: Kiểm tra hiệu quả phanh; kiểm tra bảo vệ môi trường;
d) Công đoạn 4: Kiểm tra hệ thống điều khiển, truyền động, công tác.
- Trường hợp cơ động kiểm định phải thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này và thực hiện thêm các nội dung theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Miễn kiểm định
-
Xe cơ giới mới sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu dưới 02 năm kể từ năm sản xuất, lắp ráp; chưa qua sử dụng, đã được đăng ký cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số đăng ký theo quy định của pháp luật.
-
Xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu không phải đưa xe đến cơ sở kiểm định (cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mang hồ sơ đến cơ sở kiểm định để nhập dữ liệu kiểm định theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này).
Điều 12. Kết quả kiểm định
-
Kết quả kiểm định từng nội dung do các kiểm định viên kiểm tra, đánh giá và ghi vào Phiếu kiểm định, báo cáo chỉ huy cơ sở kiểm định kết luận, ký tên, đóng dấu theo quy định (trừ xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu).
-
Cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định đối với xe cơ giới.
a) Xe cơ giới sau kiểm định đủ 5 công đoạn, đạt yêu cầu theo quy định tại Bảng 2 Phụ lục I kèm theo Thông tư, được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định. Trường hợp xe cơ giới được kiểm định không đạt yêu cầu thì cơ sở kiểm định phải thông báo rõ nội dung, hạng mục không đạt yêu cầu cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp biết để sửa chữa, khắc phục; sau khi khắc phục xong, phối hợp cơ sở kiểm định tổ chức kiểm định lại các nội dung, hạng mục đó;
b) Xe cơ giới thuộc trường hợp miễn kiểm định lần đầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp dán Tem kiểm định lên xe cơ giới theo quy định tại khoản 4 Điều 14. Thông tư này;
c) Thời hạn có hiệu lực kiểm định của xe cơ giới được ghi trực tiếp trong Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và cấp theo chu kỳ kiểm định.
- Cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định đối với xe máy chuyên dùng.
a) Xe máy chuyên dùng sau kiểm định đủ 4 công đoạn, đạt yêu cầu theo quy định tại Bảng, 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư, được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định. Trường hợp xe máy chuyên dùng sau kiểm định không đạt yêu cầu thì cơ sở kiểm định phải thông báo rõ nội dung, hạng mục không đạt yêu cầu cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp biết để sửa chữa, khắc phục; sau khi khắc phục xong, phối hợp cơ sở kiểm định tổ chức kiểm định lại các nội dung, hạng mục đó;
b) Thời hạn có hiệu lực kiểm đinh của xe máy chuyên dùng được ghi trực tiếp trong Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và cấp theo chu kỳ kiểm định.
- Đối với các hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 6, sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm định, cơ sở kiểm định trả lại cơ quan, đơn vị.
Điều 13. Phiếu kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định
-
Phiếu kiểm định được in mực đen trên giấy màu trắng, loại 70gsm, khổ A4 (210 x 297mm); xe cơ giới theo quy định tại Mẫu số 03, xe máy chuyên dùng theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục V kèm theo Thông tư này.
-
Giấy chứng nhận kiểm định được in mực đen trên phôi giấy do Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật cấp; xe cơ giới theo quy định tại Mẫu số 05, xe máy chuyên dùng theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục V kèm theo Thông tư này.
-
Phiếu kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định chỉ có giá trị khi ghi đầy đủ nội dung và được chỉ huy cơ sở kiểm định ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ sở kiểm định.
Điều 14. Tem kiểm định
-
Tem kiểm định hình tròn, đường kính 95mm, được dán màng nilon bảo vệ; in màu hai mặt trên giấy do Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật cấp theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục V kèm theo Thông tư này.
-
Tem kiểm định chỉ có giá trị khi ghi đầy đủ nội dung và được chỉ huy cơ sở kiểm định ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ sở kiểm định.
-
Tem kiểm định do kiểm định viên trực tiếp dán lên xe cơ giới, xe máy chuyên dùng sau khi kiểm định đạt yêu cầu (trừ trường hợp xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu).
-
Tem kiểm định được dán bên trong, phía trên bên phải kính chắn gió theo chiều tiến của xe. Đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc, Tem kiểm đinh được dán vào khung xe, gần vị trí lắp biển số đăng ký. Đối với các xe máy chuyên dùng không có kính chắn gió phía trước: Dán bên trong buồng lái hoặc tại vị trí dễ quan sát (tránh tác động khách quan làm hỏng Tem kiểm định).
-
Trường hợp vì lý do khách quan, Tem kiểm định bị mất, hỏng; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, có công văn đề nghị cơ sở kiểm định trước đó cấp đổi Tem kiểm định mới.
-
Tem kiểm định hết hiệu lực thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau ngày có hiệu lực được ghi trên Tem kiểm định;
b) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định mới;
c) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng bị tai nạn, hư hỏng đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
d) Cải tạo, sửa chữa lớn, sửa chữa vừa các cụm, hệ thống liên quan đến an toàn (thay thế cụm động cơ, hệ thống phanh, hệ thống lái);
đ) Tem kiểm định bị tẩy, xoá, bong tróc.
Điều 15. Báo cáo công tác kiểm định
Chế độ báo cáo kết quả kiểm định và kết quả sử dụng phôi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định gửi về cơ quan nghiệp vụ cấp trên trực tiếp quản lý và Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật theo quy định sau:
- Tiêu đề, loại báo cáo
a) Báo cáo kết quả tháng, phương hướng nhiệm vụ tháng (từ ngày 26 tháng trước đến ngày 25 tháng tiếp theo);
b) Báo cáo kết quả quý I, phương hướng nhiệm vụ quý II;
c) Báo cáo kết quả 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm;
d) Báo cáo kết quả 9 tháng, phương hướng nhiệm vụ quý IV;
đ) Báo cáo kết quả năm.
-
Nội dung, thể thức trình bày: Theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục V kèm theo Thông tư này.
-
Thời gian báo cáo.
a) Báo cáo kết quả tháng: Ngày 26 hằng tháng;
b) Báo cáo kết quả quý: Ngày 10 của tháng cuối quý;
c) Báo cáo kết quả năm: Ngày 10 tháng 11 hằng năm.
- Số lượng, hình thức gửi, nhận báo cáo: Gửi 01 bộ báo cáo qua đường, truyền số liệu quân sự, trực tiếp hoặc qua quân bưu.
Điều 16. Lưu trữ hồ sơ và dữ liệu kiểm định
- Cơ sở kiểm định phải quản lý, lưu trữ hồ sơ kiểm định theo quy định của pháp luật về lưu trữ, bao gồm:
a) Phiếu hồ sơ xe cơ giới (áp dụng đối với xe cơ giới kiểm định lần đầu);
b) Sổ theo dõi xe cơ giới, xe máy chuyên dùng vào kiểm định;
c) Phiếu kiểm định của từng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
d) Kết quả đo, kiểm tra các thông số kỹ thuật của từng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo nội dung kiểm tra (nếu có);
đ) Các loại giấy tờ quy định tại điểm d khoản 1 và các điểm c, d, đ khoản 2 Điều 6 Thông tư này (áp dụng đối với xe cơ giới kiểm định lần đầu).
-
Dữ liệu kiểm định được lưu trữ tại cơ sở kiểm định và trên cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý kiểm định tại Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.
-
Thời gian lưu trữ
a) Hồ sơ kiểm định do cơ sở kiểm định lập, lưu trữ và lập biên bản hủy tại cơ sở kiểm định sau thời hạn 05 năm kể từ ngày kiểm định;
b) Cơ sở dữ liệu kiểm định được lưu trữ 05 năm kể từ ngày kiểm định.
Chương III:
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP
Điều 17. Bộ Tổng Tham mưu
Chỉ đạo Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Điều 18. Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật
-
Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý và tổ chức hoạt động kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng theo đúng quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.
-
Chỉ đạo Cục Xe máy - Vận tải
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở kiểm định; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo đúng quy định tại Thông tư này;
b) Xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức tập huấn, cấp Giấy chứng nhận, thẻ kiểm định viên cho các đối tượng theo quy định;
c) Xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, quản lý công tác kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở kiểm định và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan khai thác, sử dụng;
d) Thường xuyên, định kỳ, đột xuất kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm định của các cơ sở kiểm định, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện sai phạm; tùy theo mức độ vi phạm, tiến hành lập biên bản đình chỉ hoạt động, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật, kỷ luật Quân đội;
đ) In, quản lý và cấp phát các loại phôi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định quy định tại khoản 2 Điều 13 và khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
Điều 19. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
-
Thực hiện nghiêm công tác kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình đang quản lý, sử dụng theo quy định tại Thông tư này.
-
Sửa chữa, khắc phục kịp thời các nội dung, hạng mục không đạt yêu cầu theo thông báo của cơ sở kiểm định và đề nghị kiểm định lại các nội dung, hạng mục đó.
-
Chịu trách nhiệm duy trì tốt tình trạng kỹ thuật của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng giữa hai kỳ kiểm định.
Điều 20. Cơ quan, đơn vị có cơ sở kiểm định
Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cơ sở kiểm định thuộc quyền thực hiện nghiêm đúng, đủ nội dung kiểm định theo quy định tại Thông tư này.
Điều 21. Các cơ sở kiểm định
-
Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật và cơ quan nghiệp vụ cấp trên về hoạt động kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo quy định tại Thông tư này.
-
Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; từ chối kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo khoản 7 Điều 4 của Thông tư này và xe của doanh nghiệp chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
-
Lập hồ sơ kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, thực hiện kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đúng, đủ nội dung theo quy định tại Thông tư này.
-
Kiểm tra, đánh giá, kết luận trung thực kết quả kiểm định các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
-
Quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và tự in Phiếu kiểm định theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này.
-
Trực tiếp dán Tem kiểm định lên xe cơ giới (trừ các trường hợp xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu), xe máy chuyên dùng; cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho xe đã kiểm định đạt yêu cầu, đủ điều kiện tham gia giao thông.
-
Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo công tác kiểm định theo quy định tại Điều 15 Thông tư này;
-
Chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ hồ sơ, dữ liệu kiểm định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Chương IV:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Hiệu lực thi hành
-
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
-
Các Thông tư sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
a) Thông tư số 103/2021/TT-BQP ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng;
b) Thông tư số 99/2023/TT-BQP ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng.
-
Trường hợp các văn bản viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
-
Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định.
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.
PHỤ LỤC I
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ NGUYÊN NHÂN KHÔNG ĐẠT ĐỐI VỚI XE CƠ GIỚI THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
(Kèm theo Thông tư số 66/2024/TT-BQP ngày 14 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
Bảng 1
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ NGUYÊN NHÂN KHÔNG ĐẠT
Ghi chú:
-
(*) Không áp dụng đối với xe vận tải, xe chuyên dùng chung, xe chuyên dùng quân sự có năm sản xuất đến thời điểm kiểm định trên 25 năm;
-
(**) Chỉ thực hiện kiểm tra đối với xe ô tô điện.
Bảng 2
HẠNG MỤC, NỘI DUNG KIỂM TRA CÁC CÔNG ĐOẠN KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
Ghi chú:
-
(*) Khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng;
-
(**) Chỉ kiểm tra đối với xe ô tô điện;
-
(***) Không áp dụng đối với xe vận tải, xe chuyên dùng chung, xe chuyên dùng quân sự có năm sản xuất đến thời điểm kiểm định trên 25 năm;
-
Xe cơ giới đạt yêu cầu: Sau kiểm định đủ 5 công đoạn; không có khiếm khuyết, hư hỏng (trừ các khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng).
PHỤ LỤC II
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ NGUYÊN NHÂN KHÔNG ĐẠT ĐỐI VỚI XE MÁY CHUYÊN DÙNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
(Kèm theo Thông tư số 66/2024/TT-BQP ngày 14 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
PHỤ LỤC III
TỔ CHỨC CƠ ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 66/2024/TT-BQP ngày 14 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
1. Xây dựng kế hoạch kiểm định
a) Căn cứ xây dựng kế hoạch
-
-
Văn bản đề nghị (kèm theo danh sách xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cần kiểm định) của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp từ cấp trung đoàn (tiểu đoàn độc lập) hoặc tương đương trở lên, gửi cơ sở kiểm định;
-
Tình hình thực tế nhiệm vụ của cơ sở kiểm định (nhiệm vụ do cấp trên giao, nhân lực, trang thiết bị kiểm định...).
-
b) Xây dựng, phê duyệt kế hoạch
Cơ sở kiểm định kiểm tra, xem xét đề nghị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; nếu đúng đối tượng, phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở kiểm định; cơ sở kiểm định xây dựng kế hoạch, trình thủ trưởng cấp trên trực tiếp phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
2. Lực lượng kiểm định
a) Chỉ huy cơ sở kiểm định;
b) Kiểm định viên (từ 01 kiểm định viên trở lên), áp dụng đối với trường hợp chỉ huy cơ sở kiểm định trực tiếp tham gia kiểm định. Trường hợp chỉ huy cơ sở kiểm định không trực tiếp tham gia kiểm định, phải có từ 02 kiểm định viên trở lên;
c) Nhân viên thống kê (có thể là kiểm định viên thực hiện).
3. Thiết bị, dụng cụ kiểm định
Trang thiết bị, dụng cụ kiểm định thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BQP ngày 07/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về điều kiện hoạt động và tiêu chuẩn cán bộ, kiểm định viên, nhân viên thống kê các trung tâm, trạm kiểm định an toàn kỹ thuật xe - máy quân sự.
4. Hiệp đồng kiểm định
a) Chỉ huy cơ sở kiểm định căn cứ vào kế hoạch tổ chức cơ động kiểm định đã được phê duyệt và tình hình thực tế của các cơ quan, đơn vị (số lượng xe, hệ thống điện, đường thử phanh...) để thống nhất phương án kiểm định theo cụm, hoặc trực tiếp đến từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để kiểm định cho phù hợp;
b) Chỉ huy cơ sở kiểm định đề nghị cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp làm công tác chuẩn bị, không để người không có nhiệm vụ vào đường thử phanh và khu vực các kiểm định viên đang thực hiện nhiệm vụ.
5. Thực hành kiểm định
Thực hiện kiểm định các nội dung theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo thông tư này.
6. Kết thúc kiểm định
a) Chỉ huy cơ sở kiểm định nhận xét, đánh giá kết quả kiểm định với chỉ huy cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có xe cơ giới kiểm định: Kết quả của đợt kiểm định, điểm mạnh, điểm còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục và rút kinh nghiệm;
b) Hai bên trực tiếp nhận xét vào sổ nhận xét cơ động kiểm định và ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu theo quy định;
c) Thu hồi, lau chùi bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị, dụng cụ kiểm định./.
PHỤ LỤC IV
BẢNG CHU KỲ KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2024/TT-BQP ngày 14 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
CHU KỲ KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
Ghi chú:
-
Số chỗ ngồi trên ô tô chở người bao gồm cả người lái;
-
Xe cơ giới quân sự kiểm định theo biển số tạm thời thì hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định theo thời hạn của biển số tạm thời.
CHU KỲ KIỂM ĐỊNH XE MÁY CHUYÊN DÙNG
PHỤ LỤC V
MẪU BIỂU NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 66/2024/TT-BQP ngày 14 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
Ghi chú:
(1) Đối với xe tải có kích thước lòng thùng xe khác nhau trên cùng một chiều hoặc xe tải có mui phủ thì ghi kích thước lớn nhất và bé nhất (hoặc Hc - đối với xe tải có mui phủ) như sau: D/d x R/r x C/c (Hc);
- Đối với xe khách: kích thước khoang hành lý lớn nhất;
- Đối với xe xi téc hoặc các thùng xe có kết cấu đặc biệt: kích thước bao thùng xe.
(2) Đối với sơ mi rơ moóc thì ghi thêm giá trị phân bố lên chốt kéo như sau:
- Khối lượng toàn bộ theo thiết kế/chốt kéo (kg): ……………../………………..;
- Khối lượng toàn bộ cho phép TGGT/chốt kéo (kg): ………………./………………
(3) Ghi theo hồ sơ kỹ thuật.
(4) Kiểu cơ cấu lái bánh răng hay trục vít, hoặc loại bi tuần hoàn,……….
(5) Ghi như trong tờ khai Hải quan hoặc chứng từ nhập khẩu (xe nhập khẩu); Giấy chứng nhận xuất xưởng (xe sản xuất, lắp ráp trong nước).
* Các nội dung không xác định được thì để trống.
Mẫu số 02: Phiếu Hồ sơ xe máy chuyên dùng
PHIẾU KIỂM ĐỊNH
An toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới
Số đăng ký:....................................... Năm sản xuất:..........
Nhãn hiệu:......................................... Nơi sản xuất: ............
Số khung:.......................................... Số máy:....................
Nhóm: ............................................... Loại xe:.....................
Đơn vị quản lý:.....................................................................
Họ và tên người lái xe:.........................................................
GPLX số: …………………………………Cấp ngày……………………………………………
PHIẾU KIỂM ĐỊNH
An toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng
Số đăng ký:........................................ Năm sản xuất:..........
Nhãn hiệu:.......................................... Nơi sản xuất: ...........
Số khung:........................................... Số máy:....................
Nhóm:................................................. Loại xe:....................
Đơn vị quản lý:.....................................................................
Họ và tên người điều khiển:.................................................
Chứng nhận điều khiển XMCD số:…………………Cấp ngày………………………………….
THÔNG SỐ KIỂM TRA BẰNG THIẾT BỊ
1. XE MÁY CHUYÊN DÙNG
Biển đăng ký:
Số quản lý:
Loại XMCD:
Nhãn hiệu:
Số loại:
Số máy:
Số khung:
Năm, Nước sản xuất:
2. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN
Khối lượng bản thân: (kg) Kích thước bao (dài x Rộng x Ca (mm)
Kiểu loại động cơ:
Loại nhiên liệu:
Công suất lớn nhất/tốc độ quay: (kW/vph)
Vận tốc di chuyển lớn nhất: (km/h)
3. THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐẶC TRƯNG
(Được ghi nhận theo từng loại XMCD được hướng dẫn tại Phụ lục VII ban hành kèm thông tư này)
Số sê-ri:………………….
Số Phiếu kiểm định: Có hiệu lực đến hết ngày: ……, ngày tháng năm
CHỈ HUY CƠ SỞ KIỂM ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
ẢNH CHỤP PHÍA TRƯỚC XE (Hoặc số khung; hoặc ảnh cà số khung)
* Quy cách:
-
Mặt ngoài: Vành ngoài nền màu đỏ, chữ màu vàng; phần trong nền màu trắng chữ màu đen;
-
Mặt trong: Nền màu trắng chữ màu đen; số seri màu đỏ.
-
In trên nền giấy trắng, loại giấy 80gsm;
Mẫu số 08: Báo cáo công tác kiểm định
[ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN] [CƠ SỞ KIỂM ĐỊNH] ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
---|---|
Số: ……./BC…. | [Địa danh]**, ngày ….. tháng …. năm 20*…..* |
BÁO CÁO
Kết quả công tác kiểm định………
I. Kết quả……….
- Kết quả kiểm định
STT | Nhãn hiệu xe | Loại xe | Biển kiểm soát | Số khung | Số máy | Đơn vị | Ngày kiểm định | Kết quả kiểm định | Số Giấy CNĐK | Hình thức kiểm định | Ghi chú | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tại trạm | Cơ động | |||||||||||
-
Tổng số lượt xe kiểm định: ……lượt xe;
-
Số lượt xe đạt: …….lượt xe, tỷ lệ:…………….%;
-
Số lượng xe không đạt: ………..lượt xe, tỷ lệ: …………%;
-
Nguyên nhân không đạt: ………….
- Kết quả sử dụng phôi Giấy chứng nhận kiểm định,Tem kiểm định
STT | Kỳ trước mang sang (Cái) | Nhập trong…. (Cái) | Sử dụng trong… (Cái) | Tồn (Cái) | Ghi chú | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Tốt | Hỏng | Tốt | Hỏng | ||||
- Đề xuất, kiến nghị ……………………………………………………………..
II. Phương hướng, nhiệm vụ……….
PHỤ LỤC VI
DANH MỤC XE MÁY CHUYÊN DÙNG PHẢI KIỂM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 66/2024/TT-BQP ngày 14 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
I. XE MÁY THI CÔNG
- Máy làm đường hầm
a) Máy khoan đường hầm;
b) Máy khoan đá;
c) Xe vận chuyển đường hầm.
- Máy làm đất
a) Máy đào (máy đào công sự):
-
-
Máy đào bánh lốp;
-
Máy đào bánh hỗn hợp.
-
b) Máy ủi
-
-
Máy ủi bánh lốp;
-
Máy ủi bánh hỗn hợp.
-
c) Máy cạp;
d) Máy san;
đ) Máy lu
-
-
Máy lu bánh lốp;
-
Máy lu bánh thép;
-
Máy lu bánh hỗn hợp.
-
- Máy thi công mặt đường
a) Máy rải vật liệu;
b) Máy thi công mặt đường cấp phối;
c) Máy thi công mặt đường bê tông xi măng;
d) Máy trộn bê tông áp phan;
đ) Máy tưới nhựa đường;
e) Máy vệ sinh mặt đường;
g) Máy cào bóc mặt đường.
- Máy thi công nền móng công trình
a) Máy đóng, nhổ cọc;
b) Máy ép cọc;
c) Máy khoan cọc nhồi.
-
Các loại máy đặt ống.
-
Các loại máy nghiền, sàng đá.
-
Các loại xe máy thi công khác.
II. XE MÁY XẾP DỠ
- Máy xúc
a) Máy xúc bánh lốp;
b) Máy xúc bánh hỗn hợp;
c) Máy xúc ủi.
-
Các loại xe máy nâng hàng.
-
Máy kéo bánh lốp.
-
Cần trục bánh lốp (trừ cần trục lắp trên ôtô sát xi).
-
Các loại xe máy xếp dỡ khác.
III. XE MÁY CHUYÊN DÙNG QUÂN SỰ
-
Xe khắc phục vật cản.
-
Xe vượt sông.
-
Xe bố trí vật cản.
-
Xe mở và thông đường.
-
Xe trinh sát công binh.
-
Các loại xe máy chuyên dùng quân sự khác.
IV. CÁC LOẠI XE MÁY CHUYÊN DÙNG KHÁC
-
Xe chế biến và gia công gỗ cơ động.
-
Xe khai thác và xử lý nước.
-
Xe cắt, tỉa cây.
-
Xe hút bụi, quét rác.
-
Xe máy chuyên dùng trong sân bay, bến cảng, nhà kho...
PHỤ LỤC VII
THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐẶC TRƯNG XE MÁY CHUYÊN DÙNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
(Kèm theo Thông tư số 66/2024/TT-BQP ngày 14 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
STT |
Loại xe máy chuyên dùng |
Thông số kỹ thuật đặc trưng |
Đơn vị |
I |
Xe máy thi công |
||
1 |
Máy làm đường hầm |
||
1.1 |
Máy khoan đường hầm |
Đường kính lỗ khoan lớn nhất Chiều sâu khoan lớn nhất |
mm mm |
1.2 |
Máy khoan đá |
Đường kính lỗ khoan lớn nhất Chiều sâu khoan lớn nhất |
mm m |
1.3 |
Xe vận chuyển đường hầm |
Công suất lớn nhất động cơ/Động cơ điện Khối lượng vận chuyển tối đa |
kW kg |
2 |
Máy làm đất |
||
2.1 |
Máy đào (máy đào công sự) |
|
|
|
Máy đào bánh lốp |
Thể tích gầu Kiểu gầu Bán kính đào nhất Chiều cao đổ lớn nhất |
m3
mm mm |
|
Máy đào bánh hỗn hợp |
Thể tích gầu xúc Chiều cao đổ lớn nhất Thể tích gầu đào Bán kính đào lớn nhất |
m3 mm m3 mm |
2.2 |
Máy ủi |
|
|
|
Máy ủi bánh lốp |
Chiều cao lưỡi ủi Chiều rộng lưỡi ủi Chiều cao nâng lưỡi ủi |
mm mm mm |
2.3 |
Máy cạp |
Thể tích thùng chứa Chiều rộng cắt đất lớn nhất Chiều sâu cắt đất lớn nhất |
m3 mm mm |
2.4 |
Máy san |
Chiều cao lưỡi san Chiều rộng lưỡi san Bán kính quay vòng nhỏ nhất |
mm mm mm |
2.5 |
Máy lu |
|
|
|
Máy lu bánh lốp |
Khối lượng xe khi gia tải Số lượng/cỡ lốp trước Số lượng/cỡ lốp sau |
kg |
|
Máy lu bánh thép |
Khối lượng xe khi gia tải Số lượng/Kích thước bánh lu trước Số lượng/Kích thước bánh lu sau |
kg mm mm |
|
Máy lu bánh hỗn hợp |
Khối lượng xe khi gia tải Số lượng/Kích thước bánh lu trước Số lượng/Kích thước bánh lu sau |
kg mm mm |
3 |
Máy thi công mặt đường |
|
|
3.1 |
Máy rải vật liệu |
Chiều rộng vệt rải lớn nhất Chiều dày lớp rải lớn nhất Vận tốc rải |
mm mm m/phút |
3.2 |
Máy thi công mặt đường cấp phối |
Chiều rộng vệt rải lớn nhất Chiều dày lớp rải lớn nhất Vận tốc rải |
mm mm m/phút |
3.3 |
Máy thi công mặt đường bê tông xi măng |
Chiều rộng vệt rải lớn nhất Vận tốc rải |
mm m/phút |
3.4 |
Máy trộn bê tông áp phan |
Dung tích thùng trộn Kích thước cơ bản thùng |
m3 m |
3.5 |
Máy tưới nhựa đường |
Chiều rộng tưới lớn nhất Vận tốc tưới |
m lít/h |
3.6 |
Máy vệ sinh mặt đường |
Chiều rộng vệt chổi chính Chiều rộng vệt chổi phụ Dung tích thùng chứa rác Khoảng cách trục |
mm mm m3 m |
3.7 |
Máy cào bóc mặt đường. |
Chiều rộng vệt cắt Chiều sâu cắt lớn nhất Đường kính rôto cắt |
mm mm mm |
4 |
Máy thi công nền móng công trình |
||
4.1 |
Máy đóng, nhổ cọc |
Kích thước cọc lớn nhất Chiều cao giá búa |
mm mm |
4.2 |
Máy ép cọc |
Chiều sâu cắm bấc Chiều cao giá ép cọc bấc thấm |
mm mm |
4.3 |
Máy khoan cọc nhồi |
Vật liệu cọc nhồi Đường kính lỗ khoan lớn nhất Chiều sâu khoan lớn nhất |
(*) mm m |
5 |
Các loại máy đặt ống |
|
|
6 |
Các loại máy nghiền, sàng đá |
Năng suất nghiền Chiều cao đổ tải lớn nhất |
m3/h mm |
7 |
Các loại xe máy thi công khác |
Thông số kỹ thuật 1 Thông số kỹ thuật 2 Thông số kỹ thuật 3 ……………………………. |
|
II |
Xe máy xếp dỡ |
||
1 |
Máy xúc |
||
1.1 |
Máy xúc bánh lốp |
Thể tích gầu Chiều cao đổ lớn nhất Tầm với đổ |
m3 mm mm |
1.2 |
Máy xúc bánh hỗn hợp |
Thể tích gầu Chiều cao đổ lớn nhất Tầm với đổ |
m3 mm mm |
1.3 |
Máy xúc ủi |
Chiều cao lưỡi ủi Chiều rộng lưỡi ủi Chiều cao nâng lưỡi |
mm mm mm |
2 |
Các loại xe máy nâng hàng |
Sức nâng lớn nhất theo thiết kế Chiều cao nâng lớn nhất Vận tốc nâng lớn nhất khi có tải Khoảng cách trục |
kG m m |
3 |
Máy kéo bánh lốp |
Khối lượng kéo theo theo thiết kế Số lượng/cỡ lốp trước Số lượng/cỡ lốp sau Khoảng cách trục |
Kg
mm |
4 |
Cần trục bánh lốp (trừ cần trục lắp trên ôtô sát xi) |
Sức nâng lớn nhất theo thiết kế Cần Loại cần/ số đoạn/chiều dài Tầm với lớn nhất của cần chính Tầm với lớn nhất của cần phụ Chiều cao nâng lớn nhất của cần chính Chiều cao nâng lớn nhất của cần phụ |
kG
m m m m |
5 |
Các loại xe máy xếp dỡ khác |
Khối lượng xếp, dỡ lớn nhất Chiều cao xếp, dỡ lớn nhất Bán kính làm việc lớn nhất |
kg mm mm |
III |
Xe máy chuyên dùng quân sự |
|
|
1 |
Xe khắc phục vật cản |
Chiều rộng lớn nhất của thiết bị công tác Góc vượt dốc lớn nhất |
mm Độ |
2 |
Xe vượt sông |
Góc vượt dốc lớn nhất |
Độ |
3 |
Xe bố trí vật cản |
Chiều rộng lớn nhất của thiết bị công tác Góc vượt dốc lớn nhất |
mm Độ |
4 |
Xe mở và thông đường |
Chiều rộng lớn nhất của thiết bị công tác Góc vượt dốc lớn nhất |
m Độ |
5 |
Xe trinh sát công binh |
Khoảng sáng gầm xe |
m |
6 |
Các loại xe máy chuyên dùng quân sự khác |
Thông số kỹ thuật 1 Thông số kỹ thuật 2 Thông số kỹ thuật 3 ………………………… |
|
IV |
Các loại xe máy chuyên dùng khác |
|
|
1 |
Xe chế biến và gia công gỗ cơ động |
Đường kính lưỡi cưa Tốc độ quay của lưỡi cưa Số lượng/cỡ lốp trước Số lượng/cỡ lốp sau Khoảng cách trục |
m rpm
m |
2 |
Xe khai thác và xử lý nước |
Công suất lớn nhất khi khai thác và xử lý nước Thể tích bồn chứa nước |
m3 m3 |
3 |
Xe cắt, tỉa cây |
Đường kính lưỡi cắt Chiều cao cắt lớn nhất |
m m |
4 |
Xe hút bụi, quét rác |
Dung tích thùng chứa rác Chiều rộng rải quét, chổi quét |
m3 m |
5 |
Xe máy chuyên dùng trong sân bay, bến cảng, nhà kho... |
|
|
KT. BỘ TRƯỞNG Thứ trưởng | |
---|---|
(Đã ký) | |
Thượng tướng Lê Huy Vịnh |