BỘ XÂY DỰNG Số: 14/2025/TT-BXD |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2025 |
---|
THÔNG TƯ
Quy định về đào tạo lái xe; bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 160/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe;
Căn cứ Nghị định số 33/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và An toàn giao thông và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định về đào tạo lái xe; bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về đào tạo lái xe; bồi dưỡng, kiểm tra, cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo lái xe mô tô.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
-
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan tới đào tạo lái xe; bồi dưỡng, kiểm tra, cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
-
Thông tư này không áp dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe, tổ chức đào tạo lái xe; cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
-
Thời gian lái xe an toàn là thời gian người có giấy phép lái xe còn hiệu lực, không để xảy ra tai nạn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ Công an về thống kê, tổng hợp, xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ.
-
Dữ liệu DAT là tập hợp các thông tin về định danh và quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên, được truyền từ thiết bị DAT lắp trên xe ô tô tập lái để tập lái xe trên đường về máy chủ của cơ sở đào tạo lái xe.
-
Dữ liệu quản lý DAT là tập hợp các thông tin về định danh và quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên, được truyền từ máy chủ của cơ sở đào tạo lái xe về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam.
-
Thời gian học lái xe ban đêm là thời gian được tính từ 18 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
-
Hệ thống thông tin về đào tạo lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là tập hợp phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và đường truyền phục vụ công tác quản lý thông tin về đào tạo lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bao gồm: Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe và Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
-
Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe gồm:
a) Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe phục vụ công tác quản lý, giám sát quá trình đào tạo lái xe của các khóa học, học viên;
b) Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Sở Xây dựng phục vụ công tác tiếp nhận dữ liệu về đào tạo lái xe do cơ sở đào tạo lái xe cung cấp; quản lý, giám sát kết quả đào tạo lái xe của các khóa học, học viên;
c) Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam phục vụ công tác tiếp nhận dữ liệu về: cơ sở đào tạo lái xe, giáo viên dạy lái xe, xe tập lái và học viên được cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe do Sở Xây dựng cung cấp; dữ liệu quản lý DAT do cơ sở đào tạo lái xe cung cấp để phục vụ công tác tổng hợp, báo cáo của Cục Đường bộ Việt Nam, công tác quản lý của các Sở Xây dựng và chia sẻ dữ liệu cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
-
Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ gồm Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Cục Đường bộ Việt Nam, Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng và Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
-
Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện chức năng bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Chương II
ĐÀO TẠO LÁI XE
Điều 4. Hình thức đào tạo
- Người có nhu cầu được đào tạo để cấp giấy phép lái xe mô tô các hạng A1, A và B1:
a) Đối với nội dung học lý thuyết phải học đủ chương trình đào tạo theo quy định tại Thông tư này và được lựa chọn một trong các hình thức học sau: tự học các môn lý thuyết theo quy định của Chính phủ về hoạt động đào tạo lái xe hoặc học tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe;
b) Đối với nội dung học thực hành lái xe: theo hình thức tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe.
- Người có nhu cầu được đào tạo để cấp giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE:
a) Đối với nội dung học lý thuyết phải học đủ chương trình đào tạo theo quy định tại Thông tư này và được lựa chọn một trong các hình thức học sau: tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe hoặc đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn theo quy định của Chính phủ về hoạt động đào tạo lái xe;
b) Đối với nội dung học thực hành lái xe: theo hình thức tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe.
Điều 5. Đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1
- Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo tối thiểu:
SỐ TT | CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN CÁC MÔN HỌC | ĐƠN VỊ TÍNH | HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE | ||
---|---|---|---|---|---|
Hạng A1 | Hạng A | Hạng B1 | |||
I | Đào tạo lý thuyết | 10 | 20 | 36 | |
1 | Pháp luật về giao thông đường bộ | giờ | 8 | 16 | 28 |
2 | Cấu tạo và sửa chữa thông thường | giờ | - | - | 4 |
3 | Kỹ thuật lái xe | giờ | 2 | 4 | 4 |
II | Đào tạo thực hành | 2 | 12 | 8 | |
4 | Thời gian học thực hành lái xe của 01 học viên | giờ | 2 | 12 | 8 |
5 | Quãng đường học thực hành lái xe của 01 học viên | km | - | - | 60 |
Tổng thời gian đào tạo | giờ | 12 | 32 | 44 |
- Tổ chức khóa đào tạo
Cơ sở đào tạo lái xe căn cứ các nội dung gồm: khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ, Tết để xây dựng tổng thời gian khóa đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe không quá 10 ngày.
- Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe:
a) Đối với đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A: cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận hồ sơ của người học lái xe đủ điều kiện và thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này; lập báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe theo quy định tại Mẫu số 1 và Mẫu số 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Xây dựng bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử; đồng thời truyền dữ liệu qua Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe;
b) Đối với đào tạo lái xe hạng B1: cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận hồ sơ của người học lái xe đủ điều kiện và thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này; lập báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe kèm theo danh sách học viên và kế hoạch đào tạo theo quy định tại Mẫu số 01, Mẫu số 02 Phụ lục II và Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Xây dựng bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử; đồng thời truyền dữ liệu qua Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe;
c) Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe, danh sách học viên, kế hoạch đào tạo quy định tại điểm a, điểm b khoản này phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo lái xe và gửi đến Sở Xây dựng ngay trong ngày khai giảng; Thủ trưởng đơn vị được Sở Xây dựng giao nhiệm vụ quản lý đào tạo lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang (trừ hình thức tiếp nhận báo cáo trên môi trường điện tử).
- Kiểm tra hoàn thành khóa đào tạo:
a) Đối với đào tạo lái xe hạng B1: phải kiểm tra nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo lái xe để được xét hoàn thành khóa đào tạo, gồm: nội dung đào tạo lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết do Bộ Công an ban hành; nội dung đào tạo thực hành lái xe với bài tiến lùi hình chữ chi;
Điểm đánh giá kết quả học tập nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành của học viên: đối với nội dung kiểm tra theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết được đánh giá theo quy trình sát hạch lái xe do Bộ Công an ban hành; đối với bài kiểm tra tiến lùi chữ chi theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10) do cơ sở đào tạo xây dựng, có tính đến hàng thập phân 1 con số;
Xét hoàn thành khóa đào tạo: người học lái xe có điểm kiểm tra theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết đạt yêu cầu với hạng tương ứng theo quy trình sát hạch lái xe do Bộ Công an ban hành; bài kiểm tra tiến lùi chữ chi đạt từ 5,0 trở lên;
b) Đối với đào tại lái xe hạng A1, A: người học lái xe tham dự đầy đủ thời gian học trong chương trình đào tạo được xét hoàn thành khóa đào tạo.
Điều 6. Đào tạo lái xe các hạng B, C1
- Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo tối thiểu:
SỐ TT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ TÍNH | HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE | ||
---|---|---|---|---|---|
Hạng B | Hạng C1 | ||||
Học xe chuyển số tự động (bao gồm cả xe ô tô điện) | Học xe chuyển số cơ khí (số sàn) | ||||
I. Đào tạo lý thuyết | giờ | 136 | 152 | 152 | |
1 | Pháp luật về giao thông đường bộ | giờ | 90 | 90 | 90 |
2 | Cấu tạo và sửa chữa thông thường | giờ | 8 | 18 | 18 |
3 | Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông | giờ | 10 | 16 | 16 |
Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ | giờ | 4 | 4 | 4 | |
4 | Kỹ thuật lái xe | giờ | 20 | 20 | 20 |
5 | Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông | giờ | 4 | 4 | 4 |
II. Đào tạo thực hành | giờ | 67 | 83 | 93 | |
1 | Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên | giờ | 41 | 41 | 43 |
2 | Thời gian học thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên | giờ | 24 | 40 | 48 |
3 | Thời gian học thực hành trên cabin học lái xe ô tô của 01 học viên | giờ | 2 | 2 | 2 |
4 | Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên | km | 1.000 | 1.100 | 1.100 |
Trong đó | Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên | km | 290 | 290 | 275 |
Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên | km | 710 | 810 | 825 | |
III. Tổng thời gian đào tạo | giờ | 203 | 235 | 245 |
- Tổ chức khóa đào tạo:
a) Cơ sở đào tạo lái xe căn cứ các nội dung gồm: khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ, Tết để xây dựng tổng thời gian khóa đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe không quá 90 ngày;
b) Số học viên trong nhóm học thực hành lái xe được bố trí trên một xe tập lái hạng B không quá 05 học viên, hạng C1 không quá 08 học viên; trong đó, quãng đường tập lái xe được tính cho từng học viên và thời gian tập lái xe trên sân tập lái được tính cho nhóm học viên trên xe tập lái.
- Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe:
a) Cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận hồ sơ của người học lái xe bảo đảm đủ điều kiện và thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này; lập báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe kèm theo danh sách học viên và kế hoạch đào tạo theo quy định tại Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Xây dựng bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử; đồng thời truyền dữ liệu qua Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe;
b) Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe, danh sách học viên, kế hoạch đào tạo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo lái xe và gửi đến Sở Xây dựng không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng; Thủ trưởng đơn vị được Sở Xây dựng giao nhiệm vụ quản lý đào tạo lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang (trừ hình thức tiếp nhận báo cáo trên môi trường điện tử).
- Kiểm tra hoàn thành khóa đào tạo
Kiểm tra nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo lái xe, để được xét hoàn thành khóa đào tạo, gồm:
a) Kiểm tra khi kết thúc nội dung đào tạo lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết và mô phỏng các tình huống giao thông do Bộ Công an ban hành;
b) Kiểm tra khi kết thúc nội dung đào tạo thực hành lái xe gồm các bài liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường;
c) Người học lái xe được kiểm tra kết thúc nội dung đào tạo khi tham dự tối thiểu 70% thời gian học nội dung đào tạo lý thuyết; học đủ thời gian và tối thiểu 50% quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái; học đủ quãng đường và tối thiểu 50% thời gian học thực hành lái xe trên đường;
d) Điểm đánh giá kết quả học tập nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành của học viên: đối với nội dung kiểm tra theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, các bài liên hoàn và lái xe trên đường được đánh giá theo quy trình sát hạch lái xe do Bộ Công an ban hành; đối với bài kiểm tra tiến lùi chữ chi theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10) do cơ sở đào tạo xây dựng, có tính đến hàng thập phân 1 con số;
đ) Xét hoàn thành khóa đào tạo: người học lái xe có điểm kiểm tra theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, các bài liên hoàn và lái xe trên đường đạt yêu cầu với hạng tương ứng theo quy trình sát hạch lái xe do Bộ Công an ban hành; bài kiểm tra tiến lùi chữ chi đạt từ 5,0 trở lên.
- Quá thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày cơ sở đào tạo lái xe tổ chức xét hoàn thành khóa đào tạo lần đầu mà học viên không đủ điều kiện để được xét hoàn thành khóa đào tạo thì học viên phải tham gia đào tạo lại theo khóa đào tạo mới.
Điều 7. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
- Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo tối thiểu:
a) Bảng số 1:
SỐ TT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ TÍNH | HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE | |||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
B lên C1 | B lên C | B lên D1 | B lên D2 | B lên BE | ||||
I. Đào tạo lý thuyết | giờ | 20 | 40 | 48 | 48 | 40 | ||
1 | Pháp luật về giao thông đường bộ | giờ | 8 | 16 | 20 | 20 | 16 | |
2 | Kiến thức mới về xe nâng hạng | giờ | 4 | 8 | 8 | 8 | 8 | |
3 | Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông | giờ | 3 | 10 | 14 | 14 | 10 | |
Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ | giờ | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | ||
4 | Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông | giờ | 1 | 2 | 2 | 2 | 2 | |
II. Đào tạo thực hành | giờ | 9 | 17 | 27 | 27 | 17 | ||
1 | Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên | giờ | 4 | 7 | 12 | 12 | 7 | |
2 | Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên | giờ | 5 | 10 | 15 | 15 | 10 | |
3 | Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên | km | 120 | 240 | 380 | 380 | 240 | |
Trong đó | Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên | km | 15 | 30 | 52 | 52 | 30 | |
Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên | km | 105 | 210 | 328 | 328 | 210 | ||
III. Tổng thời gian đào tạo | giờ | 29 | 57 | 75 | 75 | 57 |
b) Bảng số 2:
SỐ TT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ TÍNH | HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
C1 lên C | C1 lên D1 | C1 lên D2 | C1 lên C1E | ||||
I. Đào tạo lý thuyết | giờ | 20 | 24 | 40 | 40 | ||
1 | Pháp luật về giao thông đường bộ | giờ | 8 | 10 | 16 | 16 | |
2 | Kiến thức mới về xe nâng hạng | giờ | 4 | 4 | 8 | 8 | |
3 | Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông | giờ | 3 | 5 | 10 | 10 | |
Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ | giờ | 4 | 4 | 4 | 4 | ||
4 | Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông | giờ | 1 | 1 | 2 | 2 | |
II. Đào tạo thực hành | giờ | 9 | 14 | 17 | 27 | ||
1 | Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên | giờ | 4 | 6 | 7 | 10 | |
2 | Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên | giờ | 5 | 8 | 10 | 17 | |
3 | Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên | km | 120 | 190 | 240 | 380 | |
Trong đó | Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên | km | 15 | 26 | 30 | 40 | |
Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên | km | 105 | 164 | 210 | 340 | ||
III. Tổng thời gian đào tạo | giờ | 29 | 38 | 57 | 67 |
c) Bảng số 3:
SỐ TT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ TÍNH | HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE | |||
---|---|---|---|---|---|---|
C lên D1 | C lên D2 | C lên D | C lên CE | |||
I. Đào tạo lý thuyết | giờ | 20 | 24 | 48 | 40 | |
1 | Pháp luật về giao thông đường bộ | giờ | 8 | 10 | 20 | 16 |
2 | Kiến thức mới về xe nâng hạng | giờ | 4 | 4 | 8 | 8 |
3 | Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông | giờ | 3 | 5 | 14 | 10 |
kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ | giờ | 4 | 4 | 4 | 4 | |
4 | Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông | giờ | 1 | 1 | 2 | 2 |
II. Đào tạo thực hành | giờ | 9 | 14 | 27 | 17 | |
1 | Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên | giờ | 4 | 6 | 12 | 7 |
2 | Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên | giờ | 5 | 8 | 15 | 10 |
3 | Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên | km | 120 | 190 | 380 | 240 |
Trong đó | Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên | km | 15 | 26 | 52 | 30 |
Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên | km | 105 | 164 | 328 | 210 | |
III. Tổng thời gian đào tạo | giờ | 29 | 38 | 75 | 57 |
d) Bảng số 4:
SỐ TT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ TÍNH | HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE | |||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
D1 lên D2 | D1 lên D | D1 lên D1E | D2 lên D | D2 lên D2E | D lên DE | |||
I. Đào tạo lý thuyết | giờ | 20 | 40 | 40 | 24 | 40 | 40 | |
1 | Pháp luật về giao thông đường bộ | giờ | 8 | 16 | 16 | 10 | 16 | 16 |
2 | Kiến thức mới về xe nâng hạng | giờ | 4 | 8 | 8 | 4 | 8 | 8 |
3 | Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông | giờ | 3 | 10 | 10 | 5 | 10 | 10 |
Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ | giờ | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | |
4 | Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông | giờ | 1 | 2 | 2 | 1 | 2 | 2 |
II. Đào tạo thực hành | giờ | 9 | 27 | 27 | 14 | 27 | 27 | |
1 | Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên | giờ | 4 | 10 | 10 | 6 | 10 | 10 |
2 | Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên | giờ | 5 | 17 | 17 | 8 | 17 | 17 |
3 | Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên | km | 120 | 380 | 380 | 190 | 380 | 380 |
Trong đó | Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên | km | 15 | 40 | 40 | 26 | 40 | 40 |
Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên | km | 105 | 340 | 340 | 164 | 340 | 340 | |
III. Tổng thời gian đào tạo | giờ | 29 | 67 | 67 | 38 | 67 | 67 |
- Tổ chức khóa đào tạo:
a) Cơ sở đào tạo lái xe căn cứ các nội dung, gồm: khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ, Tết để xây dựng tổng thời gian khóa đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe đối với học nâng hạng không quá 60 ngày;
b) Số học viên trong nhóm học thực hành lái xe được bố trí trên trên 01 xe tập lái để học nâng hạng: B lên BE không quá 05 học viên; B lên C1, B lên C, C1 lên C, C1 lên C1E, C lên CE không quá 08 học viên; B lên D1, B lên D2, C1 lên D1, C1 lên D2, C lên D1, C lên D2, C lên D, D1 lên D2, D1 lên D, D1 lên D1E, D2 lên D, D2 lên D2E, D lên DE không quá 10 học viên. Trong đó, quãng đường tập lái xe được tính cho từng học viên và thời gian tập lái xe trên sân tập lái được tính cho nhóm học viên trên xe tập lái.
- Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe:
a) Cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận hồ sơ của người học lái xe bảo đảm đủ điều kiện và thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này; lập báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe kèm theo danh sách học viên và kế hoạch đào tạo theo quy định tại Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Xây dựng bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử; đồng thời truyền dữ liệu qua Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe;
b) Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe, danh sách học viên, kế hoạch đào tạo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo lái xe và gửi đến Sở Xây dựng không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng; Thủ trưởng đơn vị được Sở Xây dựng giao nhiệm vụ quản lý đào tạo lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang (trừ hình thức tiếp nhận báo cáo trên môi trường điện tử).
- Kiểm tra hoàn thành khóa đào tạo
Kiểm tra nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo lái xe để được xét hoàn thành khóa đào tạo, gồm:
a) Kiểm tra khi kết thúc nội dung đào tạo lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông do Bộ Công an ban hành;
b) Kiểm tra khi kết thúc nội dung đào tạo thực hành lái xe: đối với hạng C, D1, D2, D gồm các bài liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường; đối với hạng BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE gồm các bài liên hoàn và lái xe trên đường;
c) Người học lái xe được kiểm tra kết thúc nội dung đào tạo khi tham dự ít nhất 70% thời gian học nội dung đào tạo lý thuyết; học đủ thời gian và tối thiểu 50% quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái; học đủ quãng đường và tối thiểu 50% thời gian học thực hành lái xe trên đường;
d) Điểm đánh giá kết quả học tập nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành của học viên: đối với nội dung kiểm tra theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, các bài liên hoàn và lái xe trên đường được đánh giá theo quy trình sát hạch lái xe do Bộ Công an ban hành; đối với bài kiểm tra tiến lùi chữ chi theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10) do cơ sở đào tạo xây dựng, có tính đến hàng thập phân 1 con số;
đ) Xét hoàn thành khóa đào tạo: người học lái xe có điểm kiểm tra theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, các bài liên hoàn và lái xe trên đường đạt yêu cầu với hạng tương ứng theo quy trình sát hạch lái xe do Bộ Công an ban hành; bài kiểm tra tiến lùi chữ chi đạt từ 5,0 trở lên.
- Quá thời hạn 01 năm kể từ ngày cơ sở đào tạo lái xe tổ chức xét hoàn thành khóa đào tạo lần đầu mà học viên không đủ điều kiện để được xét hoàn thành khóa đào tạo thì học viên phải được đào tạo lại theo khóa đào tạo mới.
Điều 8. Tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo lái xe mô tô
- Hệ thống phòng học chuyên môn:
a) Phòng học lý thuyết: có các trang thiết bị làm công cụ hỗ trợ việc giảng dạy về nội dung pháp luật giao thông đường bộ, trường hợp các thiết bị công nghệ thông tin chưa mô tả hệ thống báo hiệu đường bộ, sa hình, thì phải có hệ thống tranh vẽ;
b) Phòng học kỹ thuật lái xe: có các thiết bị công nghệ thông tin làm công cụ hỗ trợ việc giảng dạy về cấu tạo; trường hợp các thiết bị công nghệ thông tin chưa mô tả thì phải có hệ thống tranh vẽ;
c) Phòng học thực tập bảo dưỡng sửa chữa hạng B1: có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; nền nhà không gây bụi; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa; có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để hướng dẫn học viên thực hành tháo lắp lốp, kiểm tra dầu xe;
d) Trường hợp cơ sở đào tạo lái xe mô tô đồng thời là cơ sở đào tạo lái xe ô tô thì được phép sử dụng chung các phòng học chuyên môn.
-
Xe tập lái: phù hợp với các hạng xe quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
-
Sân tập lái xe mô tô: thông số kỹ thuật các hình tập lái phù hợp kích thước hình sát hạch theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với từng hạng xe tương ứng.
Điều 9. Tài liệu phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe
-
Giáo trình đào tạo lái xe phù hợp với chương trình khung đào tạo lái xe quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; cơ sở đào tạo lái xe thực hiện việc biên soạn, thẩm định, ban hành giáo trình đào tạo theo trình tự quy định tại Điều 10 Thông tư này.
-
Biểu mẫu, sổ sách sử dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô bao gồm:
a) Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Kế hoạch đào tạo theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sổ phân công giáo viên, xe tập lái tham gia giảng dạy theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Mẫu tiến độ đào tạo lái xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Sổ theo dõi kết quả học tập theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Sổ tay giáo viên theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này (sử dụng đối với các môn lý thuyết theo hình thức tập trung trừ môn học pháp luật về giao thông đường bộ, sử dụng đối với các bài thực hành lái xe trên sân tập lái trừ nội dung tập lái trên cabin học lái xe ô tô);
g) Sổ theo dõi học viên xét hoàn thành khóa đào tạo theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
-
Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1 sử dụng các tài liệu quy định tại điểm a, điểm e khoản 2 Điều này làm tài liệu quản lý đào tạo.
-
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô sử dụng các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này, dữ liệu quản lý thời gian học lý thuyết môn học pháp luật về giao thông đường bộ (đối với học tập trung), dữ liệu quản lý học viên trên phần mềm quản lý (đối với học từ xa, tự học có hướng dẫn), dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường và dữ liệu học thực hành lái xe trên cabin học lái xe ô tô của học viên làm tài liệu quản lý đào tạo.
Điều 10. Trình tự biên soạn, thẩm định ban hành giáo trình và chương trình đào tạo
-
Biên soạn giáo trình đào tạo, chương trình chi tiết.
-
Thẩm định giáo trình đào tạo, chương trình chi tiết.
-
Ban hành giáo trình đào tạo, chương trình chi tiết.
-
Trình tự biên soạn, thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo, chương trình chi tiết thực hiện theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng A1, hạng B chuyển số tự động cho người khuyết tật
- Đào tạo lái xe hạng A1 cho người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật:
a) Người học lái xe lựa chọn hình thức đào tạo lái xe theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
b) Người học lái xe phải được đào tạo trên xe tập lái cho người khuyết tật theo quy định của Chính phủ về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe; phải học đủ nội dung và chương trình theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
- Đào tạo lái xe hạng B chuyển số tự động:
a) Đào tạo lái xe hạng B chuyển số tự động cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái:
Người học lái xe được lựa chọn hình thức đào tạo lái xe theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
Người học lái xe phải được đào tạo trên xe tập lái cho người khuyết tật theo quy định của Chính phủ về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe; phải học đủ nội dung, chương trình theo quy định tại Điều 6 Thông tư này và được thay nội dung đào tạo trên cabin học lái xe ô tô bằng nội dung đào tạo trên xe tập lái;
b) Đào tạo lái xe hạng B chuyển số tự động cho người khuyết tật trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này:
Người học lái xe được lựa chọn hình thức đào tạo lái xe theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
Người học lái xe phải được đào tạo trên xe tập lái hạng B chuyển số tự động; phải học đủ nội dung và chương trình theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Điều 12. Đào tạo lái xe mô tô hạng A1 đối với người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt
- Hình thức đào tạo: người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe phải đăng ký tại cơ sở đào tạo lái xe để được ôn luyện theo chương trình đào tạo lái xe quy định tại Điều 5 và Mục A Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Lớp học cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt phải giảng dạy riêng và có người phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số.
2.Phương pháp đào tạo: bằng hình ảnh trực quan, tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, mô hình, sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông đường bộ; hỏi - đáp và thực hành làm mẫu để thực hiện nội dung chương trình đào tạo lái xe.
Điều 13. Yêu cầu đối với người học lái xe
-
Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
-
Người học lái xe để nâng hạng giấy phép lái xe phải đáp ứng theo quy định tại khoản 4 Điều 60 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trong đó, thời gian lái xe an toàn cho từng hạng giấy phép lái xe được quy định cụ thể như sau:
a) Hạng B lên C1, B lên C, B lên D1, B lên BE, C1 lên C, C1 lên D1, C1 lên D2, C1 lên C1E, C lên D1, C lên D2, D1 lên D2, D1 lên D, D1 lên D1E, D2 lên D, D2 lên D2E, D lên DE: thời gian lái xe an toàn từ 02 năm trở lên;
b) Hạng B lên D2, C lên CE, C lên D: thời gian lái xe an toàn từ 03 năm trở lên.
- Người đã có giấy phép lái xe hạng B chuyển số tự động được đăng ký học để cấp mới giấy phép lái xe hạng B chuyển số cơ khí (số sàn), người đã có giấy phép lái xe hạng B được đăng ký học để cấp mới giấy phép lái xe hạng C1 theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; hồ sơ của người học lái xe thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
Điều 14. Hồ sơ của người học lái xe
- Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp cho cơ sở đào tạo bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc một trong các giấy tờ sau: thẻ tạm trú, thẻ thường trú, chứng minh thư ngoại giao, chứng minh thư công vụ (đối với người nước ngoài).
- Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp cho cơ sở đào tạo bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D1, D2 và D (xuất trình bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc);
c) Bản khai thời gian lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 15. Lưu trữ tài liệu đào tạo lái xe
- Cơ sở đào tạo lái xe lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan của khóa đào tạo:
a) Lưu trữ vĩnh viễn đối với sổ theo dõi học viên hoàn thành khóa đào tạo; phương án hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1;
b) 03 năm đối với: hồ sơ kiểm tra hoàn thành khóa học, các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ và điểm e quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này và mẫu số 6 Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.
- Sở Xây dựng lưu trữ tài liệu về đào tạo trong thời gian 03 năm, gồm:
a) Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo;
b) Kế hoạch đào tạo của cơ sở đào tạo;
c) Biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo của Sở Xây dựng;
Điều 16. Quản lý học viên của các cơ sở đào tạo lái xe giải thể hoặc bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe
- Cơ sở đào tạo lái xe giải thể có trách nhiệm:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định giải thể cơ sở đào tạo, thực hiện rà soát, lập danh sách thí sinh đã được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ đào tạo hoặc xác nhận hoàn thành khóa đào tạo và bàn giao hồ sơ của học viên hiện đang quản lý cho Sở Xây dựng để tiếp tục theo dõi và quản lý;
b) Bảo đảm quyền lợi của người học lái xe theo hợp đồng đào tạo. Trường hợp học viên chấp thuận phương án được tiếp tục đào tạo thì thương thảo với các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn để bàn giao nghĩa vụ đào tạo. Trường hợp học viên không chấp thuận phương án tiếp tục đào tạo thì thỏa thuận với học viên và thực hiện thanh lý hợp đồng;
c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định giải thể cơ sở đào tạo, bàn giao đầy đủ hồ sơ cho cơ sở đào tạo lái xe chấp thuận tiếp nhận nghĩa vụ đào tạo gồm: báo cáo đăng ký sát hạch lái xe hoặc báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe và hồ sơ của người học lái xe; đồng thời báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi, quản lý.
- Cơ sở đào tạo lái xe khi bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe có trách nhiệm:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép đào tạo lái xe có hiệu lực, thực hiện rà soát, tổng hợp và lập danh sách học viên hiện đang quản lý; xây dựng phương án giải quyết quyền lợi đối với học viên đang đào tạo và báo cáo về Sở Xây dựng để theo dõi, quản lý;
b) Bảo đảm quyền lợi của người học lái xe theo hợp đồng đào tạo. Trường hợp học viên chấp thuận phương án được tiếp tục đào tạo thì thương thảo với các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn để bàn giao nghĩa vụ đào tạo. Trường hợp học viên không chấp thuận phương án tiếp tục đào tạo thì thỏa thuận với học viên và thực hiện thanh lý hợp đồng;
c) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép đào tạo lái xe có hiệu lực, bàn giao đầy đủ hồ sơ cho cơ sở đào tạo lái xe chấp thuận tiếp nhận nghĩa vụ đào tạo gồm: báo cáo đăng ký sát hạch lái xe hoặc báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe và hồ sơ của người học lái xe; đồng thời báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi, quản lý.
- Cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận nghĩa vụ đào tạo học viên thuộc các cơ sở đào tạo lái xe giải thể hoặc bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và có trách nhiệm tiếp tục quản lý học viên theo quy định hiện hành;
b) Việc bàn giao phải được lập biên bản, bao gồm các nội dung sau: ghi đầy đủ, rõ ràng tài liệu bàn giao; cam kết và trách nhiệm của mỗi bên (bên giao và bên nhận đều có nghĩa vụ và trách nhiệm liên quan đến hồ sơ, tài liệu, tài sản đã bàn giao).
Chương III
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 17. Hình thức, chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
-
Người tham gia bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ phải được bồi dưỡng tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
-
Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:
TT | Nội dung chương trình | Số giờ |
---|---|---|
1 | Pháp luật về giao thông đường bộ | 12 |
2 | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ | 5 |
3 | Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ | 3 |
4 | Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. | 4 |
5 | Quy định về cấp đăng ký, biển số; kiểm định xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ | 3 |
6 | Ôn tập và kiểm tra | 5 |
Tổng thời gian đào tạo | 32 |
Điều 18. Tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
Cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ phải có phòng học lý thuyết, có tài liệu giảng dạy, sa hình và hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ theo quy định.
Điều 19. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ
-
Báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tiếp nhận hồ sơ của người tham gia bồi dưỡng đủ điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Thông tư này; lập báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Xây dựng bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử.
-
Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ căn cứ Chương trình đào tạo quy định tại Điều 17 Thông tư này xây dựng tài liệu giảng dạy và nội dung chi tiết chương trình đào tạo.
-
Tổ chức kiểm tra, lập biên bản kết quả kiểm tra bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người học đạt yêu cầu. Trường hợp chưa đạt yêu cầu sẽ được tổ chức kiểm tra lại sau 07 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra.
-
Kiểm tra:
a) Nội dung kiểm tra theo chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này;
b) Điểm đánh giá kết quả kiểm tra bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ của học viên theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10) do cơ sở bồi dưỡng xây dựng, có tính đến hàng thập phân 1 con số. Điểm kiểm tra từ 5,0 điểm trở lên thì đạt yêu cầu.
Điều 20. Hồ sơ của người học
Người tham gia bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ lập 01 bộ hồ sơ, nộp cho cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử. Hồ sơ bao gồm:
-
Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
-
03 ảnh màu kích thước 2x3 cm chụp không quá 06 tháng, kiểu căn cước.
Điều 21. Lưu trữ hồ sơ kết quả kiểm tra
- Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:
a) Báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Danh sách thí sinh tham dự kiểm tra;
c) Quyết định tổ chức kiểm tra;
d) Sổ cấp chứng chỉ.
- Sở Xây dựng:
a) Tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tài liệu quy định tại điểm d khoản 1 Điều này trong trường hợp Sở Xây dựng cấp lại chứng chỉ.
- Thời gian lưu trữ tài liệu:
a) Không thời hạn đối với Sổ cấp chứng chỉ;
b) 02 năm đối với tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này.
- Đối với trường hợp cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ giải thể: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định giải thể, cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thực hiện rà soát, lập danh sách và bàn giao các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này cho Sở Xây dựng để tiếp tục theo dõi và quản lý.
Điều 22. Cấp chứng chỉ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, người đứng đầu cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cấp chứng chỉ cho người học.
Điều 23. Cấp lại chứng chỉ
- Người có chứng chỉ bị hỏng hoặc có sự sai lệch về thông tin có tên trong hồ sơ lưu trữ tại nơi cấp chứng chỉ, sẽ được cấp lại theo số hiệu chứng chỉ đã cấp. Hồ sơ đề nghị cấp lại, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 03 ảnh màu kích thước 2x3 cm chụp không quá 06 tháng.
-
Người có chứng chỉ bị mất có tên trong hồ sơ lưu trữ tại nơi cấp chứng chỉ, sẽ được cấp lại theo số hiệu chứng chỉ đã cấp. Hồ sơ cấp lại thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
-
Trình tự thực hiện:
a) Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đã cấp chứng chỉ; trường hợp cơ sở bồi dưỡng đã cấp chứng chỉ không còn hoạt động thì nộp tại Sở Xây dựng nơi quản lý cơ sở cấp chứng chỉ;
b) Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận; trường hợp chứng chỉ không thuộc đối tượng được cấp lại hoặc hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người đứng đầu cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc Sở Xây dựng cấp lại chứng chỉ; trường hợp không cấp lại chứng chỉ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Việc trả chứng chỉ được thực hiện tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính theo yêu cầu của cá nhân.
Điều 24. In, quản lý chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
- Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ in, quản lý chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để thực hiện cấp mới, cấp lại chứng chỉ như sau:
a) Căn cứ mẫu chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này, cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thiết kế mẫu phôi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, kèm theo lô gô (nếu có) của cơ sở mình;
b) Người đứng đầu cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ phê duyệt mẫu phôi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ của cơ sở mình và gửi về Sở Xây dựng, cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đóng trụ sở chính để báo cáo; chịu trách nhiệm quản lý phôi chứng chỉ của cơ sở mình;
c) Việc in phôi chứng chỉ phải bảo đảm chặt chẽ, an toàn, bảo mật và phải được lập sổ quản lý.
- Sở Xây dựng in, quản lý chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để thực hiện cấp lại chứng chỉ như sau:
a) Căn cứ mẫu chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này, Sở Xây dựng thiết kế mẫu phôi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Sở Xây dựng phê duyệt mẫu phôi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và gửi về cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đóng trụ sở chính để báo cáo; chịu trách nhiệm quản lý phôi chứng chỉ của Sở mình;
c) Việc in phôi chứng chỉ phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn, bảo mật và phải được lập sổ quản lý.
Chương IV
HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐÀO TẠO LÁI XE, CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 25. Yêu cầu đối với Hệ thống thông tin về đào tạo lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
- Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe:
a) Quản lý tối thiểu các thông tin của học viên: mã học viên (được tạo lập theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục XXVII ban hành kèm theo Thông tư này); họ, tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nơi thường trú; số giấy phép lái xe (đối với trường hợp nâng hạng); số giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo (được tạo lập theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục XXVII ban hành kèm theo Thông tư này); khóa đào tạo; hạng xe đào tạo; thời gian lái xe an toàn đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe; tên cơ sở đào tạo lái xe; ảnh chân dung;
b) Quản lý tối thiểu thông tin về khóa đào tạo: số, ngày, tháng, năm báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe, mã khóa đào tạo lái xe (được tạo lập theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục XXVII ban hành kèm theo Thông tư này), hệ đào tạo lái xe (đào tạo mới hoặc nâng hạng), hạng đào tạo lái xe, số lượng học viên, hình thức học của học viên, ngày khai giảng, ngày bế giảng;
c) Quản lý tối thiểu các thông tin học lái xe của học viên: kết quả đào tạo (bao gồm kết quả kiểm tra kết thúc nội dung đào tạo lý thuyết và kiểm tra kết thúc nội dung đào tạo thực hành lái xe); dữ liệu DAT; thời gian học lý thuyết môn học pháp luật về giao thông đường bộ; kết quả học thực hành lái xe trên cabin học lái xe;
d) Quản lý tối thiểu thông tin giáo viên dạy lái xe: số giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (nếu có); họ, tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; hạng được phép đào tạo; hình thức tuyển dụng; trình độ văn hóa; trình độ sư phạm; hạng giấy phép lái xe; ngày trúng tuyển; thâm niên dạy lái xe; môn học giảng dạy;
đ) Quản lý tối thiểu thông tin xe tập lái: số giấy phép xe tập lái; số đăng ký xe; nhãn xe; hạng xe; năm sản xuất; chủ sở hữu/hợp đồng; hệ thống phanh phụ;
e) Có chức năng quản lý, kết nối, truyền dữ liệu quản lý DAT về Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam;
g) Có chức năng lập và cung cấp cho Sở Xây dựng báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe;
h) Có chức năng cung cấp cho Sở Xây dựng thông tin học viên được cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe, tối thiểu gồm: họ, tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nơi thường trú; số giấy phép lái xe (nếu có); số giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo; cơ sở đào tạo lái xe; hạng xe đào tạo; khóa đào tạo;
i) Có chức năng kiểm soát lịch làm việc của giáo viên, lịch sử dụng xe tập lái;
k) Có chức năng lưu trữ chính xác, đầy đủ các thông tin được quản lý;
l) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Sở Xây dựng và các hệ thống thông tin liên quan;
m) Bảo đảm các quy định về an toàn, an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo các quy định của pháp luật.
- Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Sở Xây dựng:
a) Tiếp nhận và quản lý thông tin học viên được cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe từ các cơ sở đào tạo lái xe, tối thiểu các thông tin quy định tại điểm h khoản 1 Điều này;
b) Quản lý tối thiểu thông tin cơ sở đào tạo lái xe: số giấy phép đào tạo; mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe; tên cơ sở đào tạo lái xe; địa chỉ; cơ quan quản lý trực tiếp; hạng được phép đào tạo, lưu lượng được phép đào tạo;
c) Quản lý tối thiểu thông tin giáo viên dạy lái xe: số giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (nếu có); họ, tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; hạng được phép đào tạo; hình thức tuyển dụng; trình độ văn hóa; trình độ sư phạm; hạng giấy phép lái xe; ngày trúng tuyển; thâm niên dạy lái; môn học giảng dạy;
d) Quản lý tối thiểu thông tin xe tập lái: số giấy phép xe tập lái; số đăng ký xe; nhãn xe; hạng xe; năm sản xuất; chủ sở hữu/hợp đồng; hệ thống phanh phụ;
đ) Có chức năng tiếp nhận, quản lý và lưu trữ: thông tin học viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thông tin khóa đào tạo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe quy định tại điểm g khoản 1 Điều này;
e) Có chức năng tạo mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe;
g) Có chức năng kiểm tra, cập nhật giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe đủ điều kiện đồng bộ lên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam và thông báo cho cơ sở đào tạo lái xe về giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe không đủ điều kiện đồng bộ;
h) Có chức năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam và các hệ thống thông tin liên quan;
i) Bảo đảm các quy định về an toàn, an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo các quy định của pháp luật;
k) Có khả năng tổng hợp, kết xuất các báo cáo theo Mẫu số 1 và Mẫu số 2 Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này.
- Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam:
a) Có chức năng tiếp nhận, lữu trữ tối thiểu các thông tin do các Sở Xây dựng cung cấp, gồm các thông tin quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 2 Điều này;
b) Có chức năng lưu trữ tối thiểu các thông tin dữ liệu quản lý DAT theo quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Có chức năng lưu trữ chính xác, đầy đủ các thông tin được quản lý;
d) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan;
đ) Bảo đảm các quy định về an toàn, an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật.
- Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:
a) Quản lý tối thiểu các thông tin của học viên: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; lớp bồi dưỡng; thời gian hoàn thành lớp bồi dưỡng; kết quả kiểm tra cấp chứng chỉ; ngày đạt kết quả kiểm tra cấp chứng chỉ; số chứng chỉ; ngày cấp chứng chỉ; cơ sở bồi dưỡng và cấp chứng chỉ; ngày cấp lại chứng chỉ; cơ quan cấp lại chứng chỉ;
b) Có chức năng tạo lớp bồi dưỡng, tạo kỳ kiểm tra, in chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
c) Có chức năng cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
d) Có chức năng lưu trữ chính xác, đầy đủ các thông tin được quản lý;
đ) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng và các hệ thống thông tin liên quan;
e) Bảo đảm các quy định về an toàn, an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo các quy định của pháp luật hiện hành.
- Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng:
a) Có chức năng tiếp nhận, quản lý và lưu trữ tối thiểu các thông tin quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và các thông tin về ngày cấp lại chứng chỉ, cơ quan cấp lại chứng chỉ của từng học viên trong trường hợp Sở Xây dựng là cơ quan cấp lại chứng chỉ;
b) Quản lý tối thiểu thông tin cơ sở đào tạo lái xe ô tô tham gia cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: số giấy phép đào tạo; mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe; tên cơ sở đào tạo lái xe; địa chỉ; cơ quan quản lý trực tiếp;
c) Quản lý tối thiểu thông tin cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: tên cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng; địa chỉ; cơ quan quản lý trực tiếp;
d) Có chức năng cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
đ) Có chức năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan.
- Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Cục Đường bộ Việt Nam:
a) Có chức năng tiếp nhận, lưu trữ các thông tin tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 5 Điều này do các Sở Xây dựng cung cấp;
b) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan.
Điều 26. Nguyên tắc và hình thức khai thác dữ liệu trên hệ thống thông tin
- Nguyên tắc khai thác:
a) Việc khai thác dữ liệu về đào tạo lái xe thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng;
b) Cơ quan quản lý hệ thống thông tin quy định tại Điều 28, Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Thông tư này có trách nhiệm bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân trong cơ sở dữ liệu đào tạo lái xe, cơ sở dữ liệu cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin;
c) Các dịch vụ khai thác thông tin, dữ liệu về đào tạo lái xe, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng.
- Hình thức khai thác:
a) Khai thác trực tiếp: cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác dữ liệu về đào tạo lái xe, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trực tiếp từ trang thông tin điện tử đào tạo lái xe theo quy định về cấp độ bảo mật và phân quyền sử dụng, khai thác dữ liệu đào tạo lái xe, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ;
b) Khai thác gián tiếp: cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu về đào tạo lái xe, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được cung cấp thông tin lấy từ cơ sở dữ liệu đào tạo lái xe, cơ sở dữ liệu cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bao gồm: họ, tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; nơi thường trú; xác nhận hoàn thành khóa đào tạo; thời gian lái xe an toàn đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe; các thông tin ghi trên chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, ngoài thông tin in trên chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ còn được cung cấp thêm thông tin về quá trình bồi dưỡng, kiểm tra).
Điều 27. Thời gian lưu trữ dữ liệu trên hệ thống thông tin
- Thời gian lưu trữ dữ liệu tại cơ sở đào tạo lái xe:
a) Dữ liệu DAT lưu trữ tối thiểu là 03 năm;
b) Dữ liệu của các thông tin quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 25 Thông tư này (trừ dữ liệu DAT) lưu trữ tối thiểu là 50 năm.
- Thời gian lưu trữ dữ liệu tại Sở Xây dựng:
a) Dữ liệu của các thông tin được quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 25 Thông tư này lưu trữ tối thiểu là 50 năm;
b) Dữ liệu về bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ lưu trữ tối thiểu là 03 năm.
-
Thời gian lưu trữ dữ liệu tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: dữ liệu về bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ lưu trữ tối thiểu là 03 năm.
-
Thời gian lưu trữ dữ liệu tại Cục Đường bộ Việt Nam:
a) Dữ liệu của các thông tin được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 Thông tư này lưu trữ tối thiểu là 10 năm; dữ liệu quản lý DAT tối thiểu là 03 năm;
b) Thời gian lưu trữ dữ liệu về bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tối thiểu là 03 năm.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 28. Cục Đường bộ Việt Nam
- Đối với công tác đào tạo lái xe, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:
a) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về hoạt động đào tạo lái xe, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo lái xe, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
c) Công bố và thực hiện cập nhật danh sách các cơ sở đào tạo lái xe ô tô được cấp hoặc bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe trên trang thông tin điện tử.
- Đối với công tác quản lý hệ thống thông tin:
a) Xây dựng, nâng cấp, duy trì hoạt động của Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam và Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Cục Đường bộ Việt Nam để tiếp nhận dữ liệu, chia sẻ, kết nối với cơ quan quản lý sát hạch của ngành Công an, hoàn thành trước ngày 01 tháng 7 năm 2026; tích hợp, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong đào tạo lái xe;
b) Vận hành hệ thống thông tin tại điểm a khoản này, bảo đảm hệ thống hoạt động liên tục, ổn định;
c) Xây dựng, nâng cấp, tập huấn chuyển giao phần mềm trong Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe, Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng, cơ sở đào tạo lái xe và cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, hoàn thành trước ngày 01 tháng 7 năm 2026;
d) Cung cấp tài khoản để các Sở Xây dựng, các cơ sở đào tạo lái xe, cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đăng nhập, cập nhật, truyền dữ liệu và khai thác dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe và Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Cục Đường bộ Việt Nam;
đ) Sử dụng dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ công tác tổng hợp, báo cáo, kiểm tra;
e) Ban hành quy chế vận hành và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; quy chế sử dụng tài khoản và khai thác dữ liệu đối với hệ thống thông tin theo các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng.
- Đối với công tác kiểm tra: tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về công tác quản lý đào tạo lái xe, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng; việc chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động đào tạo lái xe, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại các cơ sở đào tạo lái xe, cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Điều 29. Sở Xây dựng
- Đối với công tác đào tạo lái xe:
a) Chịu trách nhiệm quản lý công tác đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; kiểm tra, cấp giấy phép đào tạo lái xe, bảo đảm lưu lượng đào tạo tối đa phù hợp số phòng học, sân tập lái theo quy định của Chính phủ về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe;
b) Thực hiện tiếp nhận, rà soát, kiểm tra, thống nhất với Cục Đường bộ Việt Nam để tạo mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe theo quy định tại Phụ lục XXVII ban hành kèm theo Thông tư này; thông báo danh sách cơ sở đào tạo lái xe hạng A1, A, B1 đủ hoặc không đủ điều kiện hoạt động trên địa bàn quản lý trên trang thông tin điện tử tại Sở Xây dựng;
c) Khai thác, sử dụng dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Xây dựng và cơ sở đào tạo lái xe để phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo lái xe, cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe. Trong trường hợp Cục Đường bộ Việt Nam có thông báo dừng Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe để bảo trì hoặc bảo dưỡng hoặc xảy ra sự cố thì Sở Xây dựng sử dụng dữ liệu DAT của cơ sở đào tạo lái xe để thực hiện;
d) Trong thời gian 07 ngày kể từ khi nhận được danh sách học viên được cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo, Sở Xây dựng khai thác, sử dụng dữ liệu quản lý DAT trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này và thông tin học viên đăng ký học lái xe do cơ sở đào tạo gửi kèm báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe để kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên đã được cơ sở đào tạo cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo, cập nhật lên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam đối với học viên đáp ứng quy định về thời gian và quãng đường học thực hành lái xe; đồng thời, thông báo cho cơ sở đào tạo lái xe đối với học viên không đáp ứng quy định về thời gian, quãng đường học thực hành lái xe để đào tạo bổ sung. Trong trường hợp Cục Đường bộ Việt Nam có thông báo dừng Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe để bảo trì hoặc bảo dưỡng hoặc xảy ra sự cố, Sở Xây dựng sử dụng dữ liệu DAT của cơ sở đào tạo lái xe để thực hiện;
đ) Tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá hình thức tổ chức, chương trình đào tạo lái xe chi tiết của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 30 Thông tư này.
- Đối với công tác bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:
a) Cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Thông tư này;
b) Thực hiện tiếp nhận, rà soát, kiểm tra và thông báo danh sách cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoạt động trên địa bàn quản lý trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng;
c) Truy cập Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng để quản lý, khai thác dữ liệu chứng chỉ bồi dưỡng pháp luật về giao thông đường bộ của các cơ sở bồi dưỡng thuộc quyền quản lý;
d) Lập Sổ quản lý cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đối với công tác quản lý hệ thống thông tin:
a) Đầu tư, bảo trì, nâng cấp Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe, Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng; tiếp nhận và tổ chức thực hiện phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe, phần mềm quản lý cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao trước ngày 01 tháng 7 năm 2026 và thực hiện truyền đầy đủ dữ liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 và điểm a, điểm b, điểm c khoản 5 Điều 25 về Cục Đường bộ Việt Nam từ ngày 01 tháng 7 năm 2026.
b) Vận hành Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Sở Xây dựng theo quy định;
c) Sử dụng các phần mềm trong Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Sở Xây dựng để tiếp nhận báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe; kiểm tra đối chiếu các thông tin người học lái xe, quá trình đào tạo, kết quả đào tạo;
d) Sử dụng dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Sở Xây dựng, cơ sở đào tạo lái xe để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu;
đ) Ban hành quy chế vận hành và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; quy chế sử dụng tài khoản và khai thác dữ liệu đối với Hệ thống thông tin của Sở Xây dựng và các hệ thống thông tin được chia sẻ theo các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng;
e) Lưu trữ đầy đủ các thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Thông tư này và quy định của pháp luật về lưu trữ.
- Đối với công tác kiểm tra: tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về công tác đào tạo lái xe tại các cơ sở đào tạo lái xe; công tác bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại các cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trên địa bàn.
Điều 30. Cơ sở đào tạo lái xe
- Đối với công tác đào tạo lái xe:
a) Tổ chức tuyển sinh đào tạo bảo đảm các yêu cầu đối với người học lái xe theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này;
b) Ký hợp đồng đào tạo với người học lái xe gồm các nội dung chính sau: hạng giấy phép lái xe đào tạo; địa điểm đào tạo; thời gian hoàn thành khóa học; mức học phí và phương thức thanh toán học phí; trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng; thanh lý hợp đồng; các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
c) Công khai quy chế tuyển sinh, mức thu học phí và quản lý đào tạo trên trang thông tin của cơ sở đào tạo lái xe;
d) Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1 phải duy trì, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy bảo đảm điều kiện theo quy định;
đ) Thông báo phương án hoạt động đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này đến Sở Xây dựng trước khi tổ chức đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1; trường hợp có thay đổi các thông tin tại phương án hoạt động đào tạo, phải thông báo phương án hoạt động đào tạo thay thế đến Sở Xây dựng; tổ chức đào tạo lái xe mô tô đúng phương án hoạt động đào tạo đã đăng ký;
e) Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe ô tô bảo đảm thực hiện theo lưu lượng, địa điểm, hạng giấy phép lái xe ghi trong giấy phép đào tạo lái xe và cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo cho người đạt yêu cầu theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này; bố trí số lượng học viên học thực hành đối với mỗi hạng giấy phép lái xe không vượt quá khả năng đáp ứng về số xe tập lái và giáo viên dạy thực hành lái xe của cơ sở đào tạo;
g) Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật về giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô theo hình thức học tập trung; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe;
h) Bảo đảm giáo viên khi dạy thực hành lái xe phải đeo phù hiệu "Giáo viên dạy lái xe” và mang theo giấy phép xe tập lái; học viên tập lái xe trên đường phải đeo phù hiệu "Học viên tập lái xe”. Phù hiệu do cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này; niêm yết tên cơ sở đào tạo lái xe trên xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này;
i) Căn cứ nội dung kiểm tra quy định tại khoản 4 Điều 5, khoản 4 Điều 6 và khoản 4 Điều 7 Thông tư này, xây dựng quy trình kiểm tra và tổ chức kiểm tra hoàn thành khóa đào tạo;
k) Sử dụng kết quả theo dõi quá trình học, kết quả kiểm tra, kết quả học thực hành lái xe trên đường thông qua dữ liệu DAT và dữ liệu quản lý DAT (trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe và Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam), kết quả học thực hành lái xe trên cabin học lái xe (được kết xuất từ cabin học lái xe ô tô) để phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe, xét hoàn thành khóa đào tạo lái xe cho người học lái xe ô tô, bảo đảm nội dung, thời gian và quãng đường đào tạo theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này;
l) Truyền dữ liệu quản lý DAT theo quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, trung thực dữ liệu DAT và dữ liệu quản lý DAT; bảo đảm an toàn dữ liệu, bảo mật cho hệ thống thông tin; bảo mật tên đăng nhập và mật khẩu truy cập Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam; cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin, dữ liệu DAT cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu;
m) Cung cấp và chịu trách nhiệm đối với giấy xác nhận (được kết xuất từ cabin học lái xe ô tô) thông tin học viên đã học đủ thời gian và nội dung học thực hành lái xe trên cabin học lái xe ô tô cho cơ quan quản lý đào tạo lái xe;
n) Xây dựng, phê duyệt hình thức, chương trình đào tạo lái xe chi tiết theo trình tự biên soạn, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo quy định tại Điều 10 và Phụ lục IX Thông tư này, báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi và quản lý. Việc tổ chức đào tạo lái xe theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư này;
o) Gửi danh sách và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác đối với thông tin học viên được cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe về Sở Xây dựng và gửi cho cơ quan quản lý sát hạch của ngành Công an khi có yêu cầu.
- Đối với công tác quản lý hệ thống thông tin:
a) Đầu tư, bảo trì, nâng cấp Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe; tiếp nhận, tổ chức thực hiện phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao và thực hiện truyền đầy đủ dữ liệu quy định tại các điểm a, điểm b, điểm g và điểm h khoản 1 Điều 25 về Sở Xây dựng trước ngày 01 tháng 07 năm 2026;
b) Tạo lập, đối chiếu, chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin học viên, quá trình đào tạo, kết quả đào tạo, báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe theo quy định;
c) Lưu trữ đầy đủ các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư này và quy định của pháp luật về lưu trữ;
d) Ban hành quy chế vận hành và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; quy chế sử dụng tài khoản và khai thác dữ liệu đối với hệ thống thông tin của cơ sở đào tạo và các hệ thống thông tin được chia sẻ theo các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng;
đ) Cung cấp dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng (khi có yêu cầu).
Điều 31. Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
- Đối với công tác bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:
a) Tuyển sinh và bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo chương trình quy định tại Thông tư này;
b) Báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ với Sở Xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Lập Sổ quản lý cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Thông báo phương án hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư này đến Sở Xây dựng trước khi tổ chức bồi dưỡng; trường hợp có thay đổi các thông tin tại phương án hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, phải thông báo phương án hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thay thế đến Sở Xây dựng; tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đúng phương án hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đã đăng ký.
- Đối với công tác quản lý hệ thống thông tin:
a) Đầu tư, bảo trì, nâng cấp Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; tiếp nhận, tổ chức thực hiện phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao và thực hiện truyền đầy đủ dữ liệu quy định tại điểm a khoản 4 Điều 25 về Sở Xây dựng trước ngày 01 tháng 07 năm 2026;
b) Lưu trữ đầy đủ các thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Thông tư này và quy định của pháp luật về lưu trữ;
c) Ban hành quy chế vận hành và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; quy chế sử dụng tài khoản và khai thác dữ liệu đối với hệ thống thông tin của cơ sở bồi dưỡng và các hệ thống thông tin được chia sẻ theo các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng;
d) Cung cấp dữ liệu trên Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại cơ sở bồi dưỡng để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng (khi có yêu cầu).
Điều 32. Chế độ báo cáo
- Sở Xây dựng gửi báo cáo công tác đào tạo lái xe về Cục Đường bộ Việt Nam, gồm:
a) Tên báo cáo: báo cáo công tác đào tạo lái xe;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo gồm số lượng: cơ sở đào tạo lái xe đang quản lý, giấy phép đào tạo lái xe, giấy phép xe tập lái, giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, số lượng giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo đã cấp; đánh giá công tác quản lý đào tạo lái xe;
c) Phương thức gửi báo cáo: gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc môi trường điện tử;
d) Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 20 tháng 6 hàng năm đối với báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm; trước ngày 20 tháng 12 hàng năm đối với báo cáo định kỳ hàng năm;
đ) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và báo cáo định kỳ hàng năm;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Đối với báo cáo định kỳ hàng năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 năm báo cáo;
g) Mẫu biểu số liệu báo cáo: theo Mẫu số 01 Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này.
- Sở Xây dựng gửi báo cáo công tác bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ về Cục Đường bộ Việt Nam, gồm:
a) Tên báo cáo: báo cáo về công tác bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: số lượng cơ sở bồi dưỡng, công tác quản lý bồi dưỡng, số học viên được bồi dưỡng, số lượng chứng chỉ đã cấp, cấp lại;
c) Phương thức gửi báo cáo: gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc môi trường điện tử;
d) Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 20 tháng 6 hàng năm đối với báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm; trước ngày 20 tháng 12 hàng năm đối với báo cáo định kỳ tổng kết năm;
đ) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và báo cáo định kỳ hàng năm;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Đối với báo cáo định kỳ hàng năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 năm báo cáo;
g) Mẫu biểu báo cáo: theo Mẫu số 02 Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 33. Hiệu lực thi hành
-
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2025.
-
Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 35/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Điều 34. Quy định chuyển tiếp
-
Đối với các khóa đào tạo đã khải giảng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa thực hiện việc kiểm tra hoàn thành khóa đào tạo trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì cơ sở đào tạo được chủ động lựa chọn quy trình đánh giá kết quả học tập nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành của học viên để xét hoàn thành khóa đào tạo theo quy định tại Thông tư này hoặc theo quy định tại Thông tư số 35/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
-
Đối với các khóa đào tạo đã thực hiện việc kiểm tra hoàn thành khóa đào tạo trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện việc xác nhận hoàn thành khóa đào tạo theo quy định tại Thông tư số 35/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
-
Đối với các giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đã cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì vẫn có giá trị sử dụng theo quy định.
-
Sở Xây dựng và cơ sở đào tạo lái xe tiếp tục thực hiện việc truyền và tiếp nhận dữ liệu liên quan đến công tác đào tạo lái xe qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe đến hết ngày 30/6/2026./.
KT. BỘ TRƯỞNG Thứ trưởng | |
---|---|
(Đã ký) | |
Lê Anh Tuấn |