BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN Số: 60/2002/CT-BVHTT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Toàn quốc, ngày 10 tháng 5 năm 2002 |
---|
CHỈ THỊ
Về đẩy mạnh công tác văn hóa - thông tin tại các vùng Tây nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long và 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ tại các Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 /10 2001, số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06/11/2001 và số 186/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001 về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc, thời gian qua Lãnh đạo Bộ Văn hóa- Thông tin đã làm việc với Ủy ban nhân dân một số tỉnh các vùng và khu vực này để triển khai những công việc cấp bách, tổ chức các hoạt động văn hóa- thông tin phù hợp với tình hình mới, góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh xã hội. Vừa qua, ở các địa phương, việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án cụ thể thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Văn hóa- Thông tin tuy có nhiều cố gắng, có nơi đã chuẩn bị khá tốt, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là chưa xác định rõ được mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thiết thực để đẩy mạnh công tác văn hóa- thông tin ở từng địa phương theo tinh thần, nội dung quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Để đẩy mạnh công tác văn hóa- thông tin tại các vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc, thực hiện tốt các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin yêu cầu:
- Thủ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ và Giám đốc các Sở Văn hóa- Thông tin các tỉnh Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc cần quán triệt tinh thần, nội dung các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nói trên (sao gửi kèm theo); tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án cụ thể thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác văn hóa- thông tin. Đặc biệt, chú trọng nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền, đào tạo cán bộ cơ sở, xây dựng mô hình tổ chức hoạt động văn hóa- thông tin miền núi, vùng lũ lụt trọng điểm, phù hợp với quy luật chung của tỉnh.
2.Trước mắt, các Cục, Vụ thuộc Bộ chủ động cùng các Sở Văn hóa- Thông tin có trách nhiệm phối hợp tổ chức triển khai việc xây dựng các công trình văn hóa - thông tin theo danh mục đầu tư kèm theo các Quyết định nói trên đã được Chính phủ phê duyệt trên địa bàn từng tỉnh. Đồng thời cần nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của việc đầu tư, đề xuất với Bộ Văn hóa- Thông tin tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét.
-
Đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa’’, chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, phấn đấu đạt chỉ tiêu của Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra cho ngành văn hóa-thông tin đến năm 2005 toàn khu vực có 50% làng, xóm, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa quốc gia; 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; bình quân mỗi người dân có 4 băn sách/ năm. Phấn đấu đến năm 2005; 100% hộ có radio, 80-90% dân số được xem chương trình truyền hình quốc gia.
-
Tập trung đầu tư cho hệ thống thiết chế văn hóa, nhất là ở cơ sở, phán đấu đến năm 2005 hệ thống thiết chế văn hóa cấp huyện hoàn thành và đi vào hoạt động có hiệu quả;78% xã, phường có nhà văn hóa, tụ điểm văn hóa; hình thành các cụm sinh hoạt văn hóa (hay trung tâm văn hóa) ở thôn, bản, ấp. Phấn đấu 80% xã, phường có thư viện (hoặc tủ sách cố định), 20% xã, phường còn lại có tủ sách di động thông qua hình thức luân chuyển.
-
Tiếp tục đầu tư có hiệu quả cao cho các đội thông tin lưu động, các đội văn nghệ xung kích tỉnh, huyện cả về phương tiện, trang bị, biên chế, nâng cao chất lượng biên soạn, tổ chức thẩm định nội dung và phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền.
-
Đẩy mạnh công tác phối hợp với các ngành có liên quan trong khu vực để có kế hoạch xuất bản, in ấn tài liệu, phát tin bằng tiếng dân tộc qua hệ thông báo chí, phát thanh và truyền hình địa phương.
-
năm 2002, có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá trong khu vực, ưu tiên đào tạo cho cơ sở. Tăng cường tỷ lệ cán bộ dân tộc ít người trong đội ngũ làm công tác văn hóa cơ sở.
-
Tăng cường phối hợp với các cơ quan đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra thực hiện Nghị định số 78/CP, 88/CP của Chính phủ và Chỉ thị số 09 của Thủ tướng Chính phủ, lập lại trật tự hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa. Thực hiện tốt Nghị định số 31/2001/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa-thông tin nhằm tạo môi trường văn hóa lành mạnh góp phần ổn định lâu dài tình hình chính trị, an ninh xã hội.
-
Các Cục, Vụ thuộc Bộ và các Sở Văn hóa-Thông tin các tỉnhTây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình tổ chức chỉ đạo, thực hiện tốt Chỉ thị này. Định kỳ hàng quý, hàng năm báo cáo đánh giá kết quả công tác của đơn vị mình về Bộ (Văn phòng và Bộ Kế hoạch) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng | |
---|---|
(Đã ký) | |
Phạm Quang Nghị |