Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ
Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ - Ký bởi Cao Đức Phát – Ban hành 10/06/2005 – Có hiệu lực ngày 10/06/2005
Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ
Số hiệu
34/2005/CT-BNN
Ngày ban hành
10/06/2005
Loại văn bản
Chỉ thị
Ngày có hiệu lực
10/06/2005
Nguồn thu thập
Công báo số 25 - 06/2005;
Ngày đăng công báo
21/06/2005
Ban hành bởi
Cơ quan:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tên/Chức vụ người ký
Cao Đức Phát / Bộ trưởng
Phạm vi:
Trạng thái
Còn hiệu lực
Lý do hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 34/2005/CT-BNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2005
CHỈ THỊ
Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ
Diễn biến thời tiết, nguồn nước từ đầu năm 2005 đến nay biểu hiện bất thường, nắng nóng xuất hiện sớm, lốc xoáy cùng với giông tố kèm theo mưa đá ở nhiều nơi, không có mưa lũ tiểu mãn. Theo dự báo, diễn biến khí tượng thuỷ văn vụ mùa 2005 có nhiều khả năng bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp của các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, mưa, lũ, úng ngập gây ra, đồng thời chủ động phòng chống úng vụ mùa 2005, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương và yêu cầu các cơ quan liên quan thuộc Bộ tập trung thực hiện một số nội dung sau :
1. Trên cơ sở kiểm tra công trình trước lũ, tiếp tục và khẩn trương sửa chữa những hư hỏng, ưu tiên các cống, trạm bơm tiêu trực tiếp ra sông lớn; vận hành thử các công trình tiêu, đảm bảo an toàn trong suốt mùa mưa lũ.
Tổ chức kiểm tra và dỡ bỏ ngay các vật cản (bèo, đăng đó, rác thải...), khơi thông dòng chảy trên các trục kênh tiêu, nhất là kênh dẫn của các trạm bơm; có kế hoạch định kỳ, thường xuyên giải toả các vật cản trong suốt vụ mùa. Căn cứ mực nước cao nhất đã xẩy ra trong các năm trước để củng cố, tôn cao bờ vùng, bờ thửa, bờ kênh tiêu, đặc biệt đối với vùng nuôi trồng thuỷ sản, vùng cây màu, cây cảnh có giá trị kinh tế cao.
2. Căn cứ năng lực tiêu thực tế của công trình thuỷ lợi và tập quán canh tác của địa phương, bố trí gieo cấy lúa mùa hợp lý, kiên quyết chuyển đổi những diện tích vùng trũng thường xuyên ngập úng sang nuôi trồng thuỷ sản, hoặc những diện tích trồng lúa bấp bênh sang các cây khác (rau, màu, cây cảnh...). Các địa phương cần có cơ chế, chính sách để khuyến khích, hỗ trợ nông dân trong quá trình chuyển đổi. Chuẩn bị giống và mạ dự phòng để cấy tái giá, hoặc dặm lại đối với những diện tích bị thiệt hại do úng ngập gây ra.
3. Xây dựng, rà soát, bổ sung cập nhật kế hoạch tưới tiêu, phương án phòng chống úng vụ mùa 2005. Nội dung phương án cần nêu cụ thể các tình huống và giải pháp xử lý, chú trọng đối với các vùng trọng điểm; cơ chế điều hành phối hợp tổ chức thực hiện phòng chống úng giữa các ngành, các địa phương, đặc biệt khi xẩy ra úng ngập nặng và bất thường; giải pháp đảm bảo an toàn công trình, khắc phục hậu quả úng và khôi phục sản xuất. Phương án chống úng ở các địa phương (huyện), các hệ thống thuỷ lợi phải được phê duyệt, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp & PTNT.
4. Chỉ đạo, tổ chức vận hành công trình thuỷ lợi hợp lý, theo Quy trình và phương án phòng chống úng đã được phê duyệt. Trong vụ mùa, khi cần tưới, hoặc lấy phù sa chỉ lấy đầu vụ, đủ cho các trạm bơm tưới, không lấy trữ vào kênh tiêu. Tranh thủ rút nước đệm triệt để, khi tiêu úng thực hiện theo phương châm "chôn, rải, tháo", phát huy tối đa năng lực tiêu nước ra sông ngoài, chuẩn bị các phương tiện dã chiến đảm bảo tiêu úng hiệu quả cho các tiểu vùng, nhất là các vùng nuôi trồng thuỷ sản và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
5. Bố trí nguồn kinh phí và có kế hoạch huy động nhân lực, vật lực để phòng chống và khắc phục hậu quả úng.
Thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về diễn biến thời tiết, tình hình mưa, lũ, úng ngập... để các ngành, các cấp và nhân dân chủ động phòng chống úng, bảo vệ sản xuất vụ mùa năm 2005 đạt hiệu quả.
6. Sở Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn các địa phương, Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi xây dựng phương án chống úng; phối hợp với các ngành, các cấp phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện phương án này. Tổ chức trực ban, giao ban, thông tin, theo dõi vận hành công trình thuỷ lợi phòng chống úng, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định đến UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp & PTNT.
7. Cục Thuỷ lợi phối hợp với Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, Tổng công ty Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, úng ngập và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi tưới tiêu, phòng chống úng ở các địa phương.
Cục Nông nghiệp theo chức năng phân công, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn địa phương lịch thời vụ, giống và các biện pháp nông nghiệp./.
Bộ trưởng
(Đã ký)
Cao Đức Phát
flowchart LR
A[Văn bản hiện tại
Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ]-->VBHD[Văn bản hướng dẫn ]
A-->VBSDBS[VB sửa đổi bổ sung ]
A-->VBDC[Văn bản đính chính ]
A-->VBTT[Văn bản thay thế ]
A-->VBHN[Văn bản hợp nhất ]
A-->VBLQ[Văn bản liên quan ]
VBDHD[Văn bản được hướng dẫn ]-->A
VBDSDBS[VB được sửa đổi bổ sung ]-->A
VBDDC[Văn bản được đính chính ]-->A
VBDTT[Văn bản được thay thế ]-->A
VBDCC[Văn bản được căn cứ ]-->A
VBDTC[Văn bản được dẫn chiếu ]-->A
VBDHN[Văn bản được hợp nhất ]-->A
click VBDHD callback "đây là những văn bản ban hành trước, có hiệu lực pháp lý cao hơn [Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ] & được hướng dẫn bởi [Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ]"
click VBDSDBS callback "đây là những văn bản ban hành trước, được sửa đổi bổ sung bởi [Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ]"
click VBDDC callback "đây là những văn bản ban hành trước, được đính chính các sai sót (căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày...) bởi [Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ]"
click VBDTT callback "đây là những văn bản ban hành trước, được thay thế bởi [Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ]"
click VBDCC callback "đây là những văn bản ban hành trước, có hiệu lực pháp lý cao hơn, được sử dụng làm căn cứ để ban hành, [Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ]"
click VBDTC callback "đây là những văn bản ban hành trước, trong nội dung của [Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ] có quy định dẫn chiếu đến điều khoản hoặc nhắc đến những văn bản này"
click VBDHN callback "những văn bản này được hợp nhất bởi [Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ]"
click VBHD callback "đây là những văn bản ban hành sau, có hiệu lực pháp lý thấp hơn, để hướng dẫn hoặc quy định chi tiết nội dung của [Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ]"
click VBSDBS callback "đây là những văn bản ban hành sau, sửa đổi bổ sung một số nội dung của [Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ]"
click VBDC callback "đây là những văn bản ban hành sau, nhằm đính chính các sai sót (căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày...) của [Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ]"
click VBTT callback "đây là những văn bản ban hành sau, nhằm thay thế, bãi bỏ toàn bộ nội dung của [Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ]"
click VBHN callback "đây là những văn bản ban hành sau, hợp nhất nội dung của [Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ] và những văn bản sửa đổi bổ sung của [Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ]"
click VBLQ callback "đây là những văn bản liên quan đến nội dung của [Chỉ thị 34/2005/CT-BNN Về việc tăng cường công tác phòng chống úng, đảm bảo sản xuất vụ mùa năm 2005 ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ]"