UBND TỈNH VĨNH PHÚ Số: 29/CT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 1994 |
---|
CHỈ THỊ
Về việc sử dụng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH VĨNH PHÚ
Sau hơn 10 năm thi hành Nghị định số 197/HĐBT ngày 14/12/1982 của HĐBT nay là Chính phủ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, việc quản lý nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ của các doanh nghiệp dần đi vào nề nếp, thúc đẩy hoạt động cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất - kinh doanh và của người tiêu dùng.
Song còn nhiều doanh nghiệp, nhiều người chưa ý thức được ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp này, đã sử dụng y hệt hoặc mô phỏng, cải biến nhãn hiệu có nguồn gốc nước ngoài hay trong nước, đã xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng các nhãn đó.
Để bảo đảm thi hành đúng pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tuân thủ các điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp mà Việt Nam tham gia, tránh để xảy ra tình trạng tranh chấp về quyền sở hữu và quyền sử dụng các nhãn hiệu hàng hóa. Để thực hiện công văn số 2510/SHCN ngày 03/11/1994 của Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1- Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp chặt chẽ với cơ quan đài báo địa phương tổ chức tuyên truyền phổ biến những nội dung cơ bản về ý nghĩa, cách thức bảo hộ sở hữu công nghiệp - đặc biệt là về bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa cho các doanh nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng, nêu những vụ việc tranh chấp sở hữu hàng hóa trong tỉnh, trong nước đã xảy ra để làm bài học chung.
2- Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch biện pháp rà soát lại ngay các nhãn hiệu hàng hóa đang được các doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn thực hiện và xử lý theo công văn só 2510/SHCN ngày 3/11/1994 của Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường.
3- Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp khi lập dự án đầu tư (cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước) cũng như khi xét duyệt xin cấp giấy phép SX-KD, xuất nhập khẩu. Nhất thiết phải kiểm tra tính hợp pháp của các đối tượng sở hữu công nghiệp, nhất là các nhãn hiệu hàng hóa nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại... sẽ được sử dụng sau này không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được nhà nước bảo hộ của các./.
Phó Chủ tịch | |
---|---|
(Đã ký) | |
Nguyễn Khắc Bộ |